Đề bài

Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Cách 1

“Mời trầu” thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc của tác giả. Qua “Mời trầu” ta thấy được những khát khao hạnh phúc chân thành, nồng ấm. Cùng với đó là nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về tình yêu, mong rằng nó “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Xuân Hương mượn ngay hình ảnh của lá trầu, vôi trắng mà gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.

=> Qua bài thơ có thể thấy được Xuân Hương là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ.

Cách 2

Những khát khao hạnh phúc chân thành, nồng ấm. Cùng với đó là nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về tình yêu, gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.

=> Hồ Xuân Hương là một người mạnh mẽ, có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ.

Cách 3

Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc:

– Đầu tiên là những cảm xúc chân thật, khiêm nhường: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi”.

– Nhưng cũng rất cá tính, rõ ràng: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ vừa khẳng định, tự tin vừa có chút nhí nhảnh xen lẫn trào lộng. Mời trầu không phải là một bài thơ trào phúng nhưng có ý vị trào phúng với sắc thái chua cay (người con gái đã thể hiện khát vọng, gửi gắm tình yêu qua miếng trầu mời nhưng rất có thể sẽ chỉ nhận được tình cảm lạnh lùng, hờ hững của chàng trai).

– Vừa hi vọng, nghiêm túc: “Có phải duyên nhau thì thắm lại”, nhưng lập tức lại thâm trầm và phảng phất nỗi buồn sâu xa, xen lẫn sự trách móc, ngờ vực: “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Chi qua bốn câu thơ mà Hồ Xuân Hương đã thể hiện nhiều cung bậc sinh động của tình cảm con người, bộc lộ thế giới nội tâm của một thiếu nữ đang khao khát một tình yêu chân thành, sâu sắc.

Cách 4

Bài thơ Mời trầu là những tâm sự, những điều mà Xuân Hương trăn trở về cuộc đời của mình. Chuyện tình duyên và nỗi lòng người phụ nữ tài ba ấy được khắc hoạ rất rõ. Bài thơ Mời trầu chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tâm sự tâm tình của người phụ nữ mà cụ thể là Hồ Xuân Hương.

Qua hình ảnh miếng trầu, Xuân Hương đã thể hiện nỗi lòng khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm. Hình ảnh những miếng trầu nó không chỉ đẹp mắt, đẹp tâm tình mà còn đẹp cả tấm lòng người trao đi nữa. Miếng trầu của Xuân Hương hình thức không khác gì những miếng trầu bình thường nhưng về ý nghĩa thì lại chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự, là nỗi lòng của người con gái. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ. 

Hai câu thơ cuối là những trăn trở của thi sĩ về cuộc tình. Thi sĩ nói đừng xanh như lá bạc như vôi. Lá cây bao giờ chẳng xanh, không xanh thì đâu còn là lá cây nữa, vôi thì màu trắng bạc rồi. Có thể nói ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với lối nói cái tự nhiên vốn có để chỉ cái mong muốn trong tình yêu của con người. Lá xanh thì tốt, vôi trắng bạc là đương nhiên nhưng con người mang những trạng thái đó thì không tốt. Bởi vì cái xanh cái bạc kia là để chỉ sự xanh rờn, sự bạc bẽo của con người với nhau. Chính vì thế Xuân Hương mượn ngay hình ảnh của lá trầu, vôi trắng mà gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.

=> Qua bài thơ có thể thấy được Xuân Hương là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ. Bài thơ Mời trầu đã thể hiện rõ những nỗi lòng của bà chúa thơ Nôm. 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc trước văn bản Mời trầu và tìm hiểu, ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Hồ Xuân Hương.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bài thơ Mời trầu gắn với phong tục gì của người Việt? Nội dung phong tục ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm này?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:

a. Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ

b. Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ Mời trầu bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau:

Miếng trầu ăn kết làm đôi

Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng

Trầu xanh, cau trắng cay nồng

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Bài thơ Mời trầu được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Ngũ ngôn bát cú Đường luật

C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nhận xét nào đúng với đặc điểm của miếng trầu được miêu tả ở câu thơ thứ nhất bài thơ Mời trầu?

A. Miếng trầu bình thường, bé nhỏ.

B. Miếng trầu bé nhỏ nhưng rất quý giá.

C. Miếng trầu đặc biệt, hiếm hoi.

D. Miếng trầu tầm thường, xấu xí.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Theo em, nhà thơ muốn thể hiện thái độ gì qua cách xưng tên ở câu thơ thứ hai bài thơ Mời trầu?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hai câu kết bài thơ Mời trầu bộc lộ quan niệm và khát vọng gì của nhà thơ trong tình yêu đôi lứa?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Nêu chủ đề của bài thơ Mời trầu.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy tìm và chép lại ba bài thơ (thơ dân gian hoặc thơ có tác giả) viết về trầu cau.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương: 

a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

b) Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều bậc cảm xúc. Theo em, đó là những cảm xúc gì? Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hãy phân tích biểu hiện của một trong những biện pháp nghệ thuật được Hồ Xuân Hương sử dụng trong bài thơ Mời trầu.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Hãy xác định một số biểu hiện của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Màu sắc nào không có trong bài thơ Mời trầu?

A. Màu đỏ

B. Màu xanh

C. Màu vàng

D. Màu trắng

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau: 

Miếng trầu ăn kết làm đôi

Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng

Trầu xanh, cau trắng cay nồng

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

GIỄU NGƯỜI THI ĐỖ

Một đàn thằng hỏng đứng mà trông, 

Nó đỗ khoa này có sướng không?

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng.

(Trần Tế Xương, in trong Tú Xương toàn tập,

 Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2010)

a) Bài thơ trên viết về điều gì?

b) Hãy chỉ ra những dấu hiệu cho thấy đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

c) Tính chất trào phúng của bài thơ được thể hiện qua những hình ảnh nào? 

d) Hãy phân tích nghệ thuật đối và so sánh ở hai câu cuối.

e) Qua các hình ảnh được thể hiện trong bài thơ, hãy phân tích để thấy được tâm trạng của tác giả Trần Tế Xương.

Xem lời giải >>