Đề bài

Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta biết những thông tin gì? Lấy ví dụ minh họa.

Phương pháp giải :

Ô nguyên tố được mô tả như hình vẽ

Lời giải chi tiết :

- Trong bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cho ta biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố, tên nguyên tố và nguyên tử khối trung bình,…

- Ví dụ: Ô nguyên tố nhôm

 

- Nhôm có số hiệu nguyên tử là 13

- Kí hiệu nguyên tố là Al

- Tên nguyên tố là nhôm

- Nguyên tử khối trung bình của nhôm là 26,982

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Nêu vị trí trong bảng tuần hoàn của các nguyên tố có Z = 8; Z = 11; Z = 17 và Z = 20. Xác định số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố đó.

 
Xem lời giải >>
Bài 2 : Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu hình electron và số electron hóa trị của các nguyên tố C, Mg và Cl.
Xem lời giải >>
Bài 3 :

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết 12Mg, 15P, 26Fe, 18Ar thuộc loại nguyên tố nào sau đây.

a) s, p, d hay f ?                                                       

b) phi kim, kim loại hay khí hiếm?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong hình 6.1, Mendeleev có ghi: Au = 197? và Bi = 210?. Theo em, ý nghĩa của dấu hỏi chấm ở đây là gì?

 

Xem lời giải >>
Bài 5 : 3. Quan sát bảng tuần hoàn ở phụ lục 1 và cho biết trong bảng có bao nhiêu hàng, bao nhiêu cột và bao nhiêu nguyên tố hóa học.
Xem lời giải >>
Bài 6 :

Quan sát hai nguyên tố Te và I trong Hình 5.1, em nhận thấy điều gì khác thường?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Hãy cho biết các dấu chấm hỏi trong bảng tuần hoàn ở Hình 5.1 có hàm ý gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Quan sát Hình 5.2, hãy cho biết 3 nguyên tố Sc, Ga và Ge nằm ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn của Mendeleev (Hình 5.1)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Quan sát nhóm VIIIB trong bảng tuần hoàn, cho biết nhóm này có đặc điểm gì khác biệt so với các nhóm còn lại

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học bằng

A. số thứ tự của ô nguyên tố.

B. số thứ tự của chu kì.

C. số thứ tự của nhóm.

D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy giải thích vì sao chu kì 3 chỉ có 8 nguyên tố.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Nhóm nguyên tố là

A tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.

B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hóa học giống nhau và được xếp thành một cột.

C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng một cột.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Chu kì là

A. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.

B. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần.

C. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.

D. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số neutron tăng dần.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là

A. 18, 8, 8.                 

B. 18, 8, 10.   

C. 18, 10, 8.   

D. 16, 8, 8.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng

A. số electron.                                                

B. số lớp electron.

C. số electron hóa trị.                         

D. số electron ở lớp ngoài cùng.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Bảng tuần hoàn hiện nay có số chu kì và số hàng ngang lần lượt là

A. 7 và 9.            

B. 7 và 8.                    

C. 7 và 7.                    

D. 6 và 7.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng

A. số electron.                                                

B. số lớp electron.

C. số electron hóa trị.                         

D. số electron ở lớp ngoài cùng.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Xét các nguyên tố nhóm IA của bảng hệ thống tuần hoàn, điều khẳng định nào sau đây là đúng? Các nguyên tố nhóm IA:

A. dễ dàng cho 1 electron để đạt cấu hình bền vững.

B. nhận thêm 1 electron để đạt cấu hình bền vững.

C. được gọi là các kim loại kiềm thổ.

D. dễ dàng cho 2 electron để đạt cấu hình bền vững.

Xem lời giải >>
Bài 20 : Trong các mệnh đề sau:

(1) Nhóm B gồm cả các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.

(2) Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì và 8 nhóm.

(3) Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.

(4) Các nguyên tố nhóm d và f còn được gọi là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.

Số mệnh đề phát biểu đúng là:

A. 3.

B. 2.

C. 1.     

D. 4.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nguyên tố Mg thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Nguyên tử nguyên tố Mg có số lớp electron là

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Bảng tuần hoàn hiện nay có bao nhiêu cột?

Xem lời giải >>
Bài 23 :
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn lần lượt là
Xem lời giải >>
Bài 24 :
Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây?
Xem lời giải >>
Bài 25 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay gồm

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Số thứ tự của ô nguyên tố bằng

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hầu hết các chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đều bắt đầu bằng

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột là

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Cấu hình electron của nguyên tử oxygen là 1s22s22p4. Vị trí của oxygen trong bảng tuần hoàn là

Xem lời giải >>