Đề bài

Em hình dung như thế nào về cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu bài thơ Qua Đèo Ngang?

Phương pháp giải :

Đọc kĩ bốn câu thơ đầu và hình dung bức tranh Đèo Ngang được tác giả phác họa

Lời giải chi tiết :

Cách 1

Cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu được nhà thơ miêu tả vào khoảng thời gian “xế tà” với khung cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, tiêu điều, thấp thoáng có sự sống của con người.

Cách 2

- Khoảng thời gian “xế tà”

- Khung cảnh thiên nhiên núi đèo bát ngát, tiêu điều, thấp thoáng có sự sống của con người.

Cách 3

Cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu miêu tả vào lúc xế chiều, khung cảnh thiên nhiên rộng lớn, bát ngát, thấp thoáng có sự sống của thiên nhiên.

Cách 4

Với 4 câu đầu của bài thơ Qua Đèo Ngang Bà Huyện Thanh Quan đã phác họa bức tranh thiên nhiên với núi đèo bát ngát hoặc Sơn thấp thoáng có sự sống của con người. Câu thơ thứ hai, nhà thơ đã gợi tả khung cảnh bằng những đường nét hết sức đơn sơ: " Cỏ cây chen đá, lá chen hoa". Bằng những hình ảnh" cỏ cây, đá, lá, hoa" và điệp từ "chen", bà Huyện Thanh Quan khắc hoạ được khung cảnh Đèo Ngang heo hút, vắng vẻ và hoang vu. Đèo Ngang có cỏ cây, đá, lá, hoa... um tùm, chen lấn nhưng không hề gợi lên sự trù phú, tốt tươi mà càng khiến cảnh vật thêm đậm nét hoang sơ, rậm rạp. Hai câu thơ đề đã phần nào hé lộ được tâm trạng của nhà thơ. Ở hai câu thơ tiếp theo, khung cảnh Đèo Ngang đã có thêm sự xuất hiện hình bóng cuộc sống của con người: " Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà". Hình ảnh con người, sự sống tuy hiện diện trong bức tranh phong cảnh Đèo Ngang nhưng cũng thật ít ỏi, lẻ loi, chỉ là " vài chú"tiều đang kiếm củi; đã thế hình ảnh lại còn được nhấn mạnh ở cái dáng lom khom, bé nhỏ và hút nặng vào không gian. " Chợ" vốn là nơi tụ họp đông vui, nhộn nhịp nhưng trong bài thơ, ta thấy chợ ở đây cũng chỉ có " mấy nhà" lác đác, lưa thưa, xơ xác trên triền sông hoang vắng. Dấu hiệu của sự sống tuy có thấp thoáng trong bức tranh Đèo Ngang nhưng không hề làm cho nó vui tươi, ấm áp hơn mà ngược lại càng làm tăng thêm sự vắng vẻ, thưa thớt, hoang vu của Cảnh đèo ngang. Cách đảo ngữ và phép đối rất chỉnh vừa tặng nhạc điệu du dương, trầm bổng vừa thấm đẫm cảm giác lẻ loi, cô đơn, buồn bã.

 

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Em đã biết những thông tin gì về địa danh Đèo Ngang? Hãy chia sẻ với cả lớp.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác định bố cục của bài thơ Qua Đèo Ngang.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho biết bài thơ Qua Đèo Ngang được làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cảnh Đèo Ngang được gợi tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu bài thơ Qua Đèo Ngang? Cảnh đó góp phần thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong các cặp câu 3 – 4 và 5 – 6 bài thơ Qua Đèo Ngang, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của chúng.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy bài thơ Qua Đèo Ngang có gì đặc biệt? Cách ngắt nhịp đó giúp em hình dung như thế nào về tâm trạng của tác giả?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Em hiểu thế nào về nội dung của câu thơ cuối bài thơ Qua Đèo Ngang?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ Qua Đèo Ngang.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Bài thơ Qua Đèo Ngang được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Ngũ ngôn bát cú Đường luật

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ Qua Đèo Ngang được miêu tả vào khoảng thời gian nào?

A. Buổi sáng

C. Buổi chiều

B. Buổi trưa

D. Buổi hoàng hôn

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ ở hai câu thơ đầu bài thơ Qua Đèo Ngang?

A. Nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt của nhà thơ trước cảnh cỏ hoa chen chúc

B. Nhấn mạnh cảm giác mệt mỏi và nỗi buồn nhớ gia đình, quê hương của nhà thơ

C. Nhấn mạnh khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng của Đèo Ngang

D. Nhấn mạnh khung cảnh xơ xác, tiêu điều, hoang vắng ở Đèo Ngang

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nêu ấn tượng của em về khung cảnh cuộc sống được miêu tả trong hai câu thơ 3, 4 bài thơ Qua Đèo Ngang

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Phân tích cảm xúc, tâm trạng được nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ 5, 6 bài thơ Qua Đèo Ngang.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Hình ảnh con người trong hai câu thơ cuối bài thơ Qua Đèo Ngang được miêu tả trên nền không gian như thế nào? Hình ảnh đó thể hiện nỗi niềm tâm sự gì của nhà thơ?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tìm và phân tích tác dụng của hai từ tượng hình hoặc hai từ tượng thanh trong bài thơ Qua Đèo Ngang.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Xác định thể thơ và đề tài của bài thơ Qua Đèo Ngang:

- Thể thơ:…

- Đề tài:…

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đặc điểm thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ Qua Đèo Ngang:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

Đối

1

2

3

4

5

6

7

8

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Các yếu tố thời gian, không gian, âm thanh, sự vật được tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh thiên nhiên trong Qua Đèo Ngang:

Bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang

Thời gian

Không gian

Âm thanh

Sự vật

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên trong Qua Đèo Ngang:…

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ Qua Đèo Ngang:…

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phân tích tác dụng của một từ tượng hình, một từ tượng thanh và việc sử dụng một biện pháp tu từ đảo ngữ trong bài thơ Qua Đèo Ngang:

- Tác dụng của một từ tượng hình:…

- Tác dụng của một từ tượng thanh:…

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong một câu thơ:…

Xem lời giải >>