Đề bài

Phân biệt ý nghĩa của các cặp từ sau và cho ví dụ minh hoạ

a. Vô tư/ vô ý thức

b. Chinh phu/ chinh phụ

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt

Lời giải chi tiết :

a. Vô tư: Không hoặc ít lo nghĩ, sống hồn nhiên và vô tư, không nghĩ đến lợi ích riêng tư.

 Vô ý thức: Thái độ sống không đúng, làm ảnh hưởng đến bản thân và mọi người

b. Chinh phu: Người chồng ra chiến trận, đánh trận thời kì phong kiến

Chinh phụ: vợ của người đàn ông đang đi đánh trận thời phong kiến

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Chỉ ra một số yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

a. Giải nghĩa mỗi yếu tố

b. Tìm một số từ Hán Việt có sử dụng những yếu tố đó (mỗi yếu tố tìm ít nhất hai từ)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và tìm từ có yếu tố Hán Việt tương ứng:

Yếu tố Hán Việt

Từ có yếu tố Hán Việt tương ứng

gian1 (lừa dối, xảo trá)

 

gian2 (giữa, khoảng giữa)

 

gian3 (khó khăn, vất vả)

 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Xếp các từ ngữ sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó:

a. nam: kim chỉ nam, nam quyền, nam phong, phương nam, nam sinh, nam tính

b. thủy: thủy tổ, thủy triều, thủy lực, hồng thủy, khởi thủy, nguyên thủy

c. giai: giai cấp, giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại, giai đoạn, bách niên giai lão.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt một câu với mỗi thành ngữ:

a. vô tiền khoáng hậu

b. dĩ hòa vi quý

c. đồng sàng dị mộng

d. chúng khẩu đồng từ

e. độc nhất vô nhị

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tìm thêm những từ Hán Việt để điền vào bảng sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ Hán Việt

1

Vô (không)

Vô tình…

2

Hữu (có)

Hữu tình…

3

Hữu (bạn)

Thân hữu…

4

Lạm (quá mức)

Lạm thu…

5

Tuyệt (tột độ, hết mức)

Tuyệt sắc…

6

Tuyệt (dứt, hết)

Tuyệt giao…

7

Gia (thêm vào)

Gia vị…

8

Gia (nhà)

Gia phong…

9

Chinh (đánh dẹp)

Chinh phạt…

10

Chinh (đi xa)

Chinh nhân…

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đặt ba câu với ba từ Hán Việt tìm được ở bài tập 1 trang 67 bộ sách Kết nối tri thức

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Giải thích nghĩa của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

a. Bức tranh thu từ những gì vô hình (hương, giỏ), từ ngõ hẹp (ngõ) chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể (sông, chim, mây) với một không gian vừa dài rộng, vừa cao vời.

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

b. Nhưng có điều khi sang thu, khi nửa đời nhìn lại thì người ta một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác người ta phải khẩn trương thêm, gấp gáp thêm.

(Vũ Nho, Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu)

c. Tài nguyên rừng đang bị thu hẹp từng ngày, diện tích rừng tự nhiên che phủ giảm dần do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông, công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

(Phan Anh Hải, Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và thế giới)

d. Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ảnh, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi.

(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trong đoạn văn sau, nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi không? Vì sao?

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần, chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.

(Xi-át-tô, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ)

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm từ ghép Hán Việt trong các cụm từ dưới đây (ở bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn). Chỉ ra nghĩa của mỗi từ ghép Hán Việt tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó:

các bậc trung thần nghĩa sĩ, lưu danh sử sách, binh thư yếu lược

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tìm các thành ngữ trong những câu dưới đây. Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ tìm được và nghĩa của mỗi tiếng trong các thành ngữ đó.

a. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão…. (Trần Quốc Tuấn).

b. Muốn cho người ta tin theo thì phải có danh chính ngôn thuận. (Nguyễn Huy Tưởng)

c. Ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc. (Nguyễn Huy Tưởng)

d. Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc. (Nguyễn Huy Tưởng)

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ghép các thành ngữ, tục ngữ (in đậm) ở cột bên trái với nghĩa phù hợp ở cột bên phải:

Thành ngữ, tục ngữ

Nghĩa

a. Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười. (Nguyễn Huy Tưởng)

1. khi đất nước có giặc, bổn phận của mọi người dân là phải đứng lên đánh giặc

b. Chữ đề phải quang minh chính đại như ban ngày. (Nguyễn Huy Tưởng)

2. chịu đựng nắng mưa, sương gió qua nhiều năm tháng

c. Hầu muốn luyện cho mình thành một người có thể dãi gió dầm mưa. (Nguyễn Huy Tưởng)

3. có sức mạnh phi thường, có thể làm được những việc to lớn

d. Họ nhìn lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng, lòng họ bừng bừng, tay họ như có thể xoay trời chuyển đất. (Nguyễn Huy Tưởng)

4. ngay thẳng, đúng đắn, rõ ràng, không chút mờ ám

e. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. (Tục ngữ)

5. (sự việc) quá rõ ràng, sáng tỏ, không còn nghi ngờ gì nữa

 

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; trong đó có dùng ít nhất hai từ Hán Việt. Chỉ ra nghĩa của hai từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn văn.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

Xem lời giải >>