Đề bài

Một tấm thảm hình chữ nhật có đường chéo là 5dm và chiều rộng là x(dm). Giải thích vì sao chiều dài của thảm là \(\sqrt {25 - {x^2}} \left( {dm} \right)\).

Phương pháp giải

+ Xét hình chữ nhật ABCD có độ dài đường chéo \(AC = 5dm\), chiều rộng \(BC = x\left( {dm} \right)\).

+ Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại B để tính chiều dài AB.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Xét hình chữ nhật ABCD có \(AC = 5dm,BC = x\left( {dm} \right)\).

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại B ta có: \(A{B^2} + B{C^2} = A{C^2}\)

\(A{B^2} = A{C^2} - B{C^2} = {5^2} - {x^2} = 25 - {x^2}\) nên \(AB = \sqrt {25 - {x^2}} \left( {dm} \right)\).

Xem thêm : SGK Toán 9 - Cùng khám phá

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Viết biểu thức tính độ dài cạnh huyền BC của tam giác vuông ABC, biết \(AB = 3cm,AC = x\,\,cm.\)

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Một chiếc thang dài 5m tựa vào bức tường như Hình 3.

a) Nếu chân thang cách chân tường x (m) thì đỉnh thang ở độ cao bao nhiêu so với chân tường?

b) Tính độ cao trên khi x nhận giá trị lần lượt là 1;2;3;4.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Để lái xe an toàn khi đi qua đoạn đường có dạng cung tròn, người lái cần biết tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu. Vì thế, ở những đoạn đường đó thường có bảng chỉ dẫn cho tốc độ tối đa cho phép của ô tô. Tốc độ tối đa cho phép \(v\left( {m/s} \right)\) được tính bởi công thức \(v = \sqrt {rg\mu } \), trong đó \(r\left( m \right)\) là bán kính của cung đường, \(g = 9,8m/{s^2}\), \(\mu \) là hệ số ma sát trượt của đường.

Hãy viết biểu thức tính \(r\) khi biết \(\mu  = 0,12\). Trong toán học, biểu thức đó được gọi là gì?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cửa hàng điện máy trưng bày một chiếc ti vi màn hình phẳng 55in, tức là độ dài đường chéo của màn hình tivi bằng 55in (1in = 2,54cm). Gọi \(x\left( {in} \right)\) là chiều rộng của màn hìn tivi (Hình 5). Viết công thức tính chiều dài của màn hình ti vi theo \(x\).

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Mỗi biểu thức sau có phải là một căn thức bậc hai hay không?

a. \(\sqrt {2x - 5} \).

b. \(\sqrt {\frac{1}{x}} \).

c. \(\frac{1}{{x + 1}}\).

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tính giá trị của \(\sqrt {2{x^2} + 1} \) tại:

a. \(x = 2\);

b. \(x =  - \sqrt {12} \).

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tính giá trị của mỗi căn thức bậc hai sau:

a. \(\sqrt[{}]{{17 - {x^2}}}\) tại \(x = 1;x =  - 3;x = 2\sqrt[{}]{2}\);

b. \(\sqrt[{}]{{{x^2} + x + 1}}\) tại \(x = 0;x =  - 1;x =  - 7\).

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu là băng của một số sông băng đang tan chảy. Mười hai năm sau khi băng biến mất, những loài thực vật nhỏ bé, được gọi là địa y, bắt đầu mọc trên đá. Mỗi nhóm địa y phát triển ở dạng (gần như) một hình tròn. Đường kính \(d\left( {mm} \right)\) của hình tròn này và tuổi của địa y có thể được tính gần đúng bằng công thức: \(d = 7\sqrt {t - 12} \) với t là số năm tính từ khi băng biến mất \(\left( {t \ge 12} \right)\). Tính đường kính của hình tròn do địa y tạo nên sau khi băng biến mất 13 năm; 16 năm.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm giá trị của biểu thức A = \(\sqrt {{a^2} + 9a} \) khi a = 16.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Thời gian rơi t tính theo giây của một vật được thả rơi tự do từ độ cao h (m) cho đến khi chạm đất thoả mãn hệ thức h = 5t2.

a) Tính thời gian rơi của vật khi h = 20 m và khi h = 10 m (kết quả làm tròn đến hàng phần mười của giây).

b) Viết công thức biểu thị thời gian rơi t theo độ cao h (h > 0).

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Động năng W (J) của vật có khối lượng m (kg) chuyển động với tốc độ v (m/s) được tính theo công thức \({\rm{W}} = \frac{1}{2}m{v^2}\). Công thức nào sau đây cho phép tính tốc độ theo động năng và khối lượng của vật?

A. \({\rm{v}} = \frac{{2{\rm{W}}}}{m}\)

B. \({\rm{v}} = \sqrt {\frac{{\rm{W}}}{{2m}}} \)

C. \(v = \frac{{\sqrt {2W} }}{m}\)

D. \({\rm{v}} = \sqrt {\frac{{2{\rm{W}}}}{m}} \)

Xem lời giải >>