Đề bài

Căn cứ vào những bằng chứng khách quan nào trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta mà tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”? Vì sao lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu”?

Phương pháp giải

Đọc văn bản để tìm ra các dẫn chứng khách quan.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Căn cứ vào những bằng chứng khách quan ở đoạn 2 và 3:

+ Sử sách nói về những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, gắn với tên tuổi Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

+ Từ thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra (1951) (từ “Đồng bào ta ngày nay… đến “nồng nàn yêu nước”)

- Lòng yêu nước nồng nà của nhân dân được xem là “truyền thống quý báu” vì:

+ Lòng yêu nước được người Việt Nam duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt trường kì lịch sử

+ Nhờ có lòng yêu nước của dân mà dân tộc Việt Nam mới giành và giữ được nền độc lập của mình

+ Truyền thống yêu nước của nhân dân là nhân tố quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi

+ Lòng yêu nước của nhân dân sẽ quyết định tương lai của đất nước

Cách 2

Tác giả dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại, vùng miền, lứa tuổi để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến.

Cách 3

- Những bằng chứng khách quan để tác giả khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”:

+ Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

+ Trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”.

- Lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta được tác giả xem là một “truyền thống quý báu” vì: truyền thống yêu nước đó đã diễn ra xuyên suốt các thời kì lịch sử, trong mọi tầng lớp nhân dân (già, trẻ, gái, trai), mọi vùng miền của đất nước (miền ngược, miền xuôi, nước ngoài, trong nước).

Cách 4

Dựa vào tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại. 

Để chứng minh tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

- Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp:

+ Từ các lứa tuổi: từ già tới trẻ

+ Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi

+ Mọi giai cấp: công nhân, nông dân, chiến sĩ

+ Khắp các mặt trận: hậu phương tới tiền tuyến

Xem thêm : Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có xuất xứ từ đâu?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết trong thời kì nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Qua những bài học từ môn Lịch sử hoặc qua những truyện lịch sử đã học, đã đọc, hành động yêu nước của nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong cuộc sống hôm nay, con người có thể thể hiện tinh thần yêu nước bằng những cách nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Những bằng chứng được sử dụng trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nhằm làm sáng tỏ điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cách nêu bằng chứng trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có gì đáng chú ý?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Người viết văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới đối tượng cần thuyết phục. Theo em, văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn của Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Lao động Việt Nam. Điều gì cho thấy phần trích này vẫn thể hiện đầy đủ các đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bài nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có mấy luận điểm? Nêu từng luận điểm và chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm, từ đó rút ra nội dung bao quát của văn bản.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Văn nghị luận của Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng người đọc đi từ nhận thức tới hành động. Qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả muốn người đọc nhận thức được điều gì và có hành động như thế nào? Những nhận thức và hành động đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống cộng đồng?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Theo em, những yếu tố nào đã góp phần làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Dựa vào đâu để xác định Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản nghị luận?

A. Văn bản có những hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa.

B. Văn bản được viết ngắn gọn, súc tích, ít lời nhiều ý.

C. Văn bản có các luận điểm rõ ràng, giàu sức thuyết phục.

D. Văn bản sử dụng những hình ảnh giàu tính biểu cảm.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã sử dụng các bằng chứng lấy từ nguồn nào?

A. Từ lịch sử và thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

B. Từ sách báo và các phương tiện truyền thông

C. Từ các tài liệu nghiên cứu về lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam

D. Từ kinh nghiệm hoạt động cách mạng của bản thân

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Viết văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả hướng tới mục đích gì?

A. Bình luận về lịch sử đấu tranh của dân tộc

B. Thể hiện quan điểm riêng của mình về nhân dân ta

C. Cung cấp thông tin về truyền thống đấu tranh bất khuất của người Việt Nam

D. Ngợi ca, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

A. Biện pháp tu từ so sánh

B. Biện pháp tu từ điệp ngữ

C. Biện pháp tu từ nói quá

D. Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Đối tượng mà văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới để thuyết phục:…

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn, nhưng vẫn có đầy đủ đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh, là bởi:…

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Bài nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có những luận điểm sau:…

Mối quan hệ giữa các luận điểm:…

Từ các luận điểm, rút ra nội dung bao quát của văn bản:…

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Để khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả dựa vào các bằng chứng khách quan sau:…

Tác giả xem lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta là “một truyền thống quý báu” vì:…

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả muốn người đọc nhận thức được:…

Qua văn bản, tác giả muốn người đọc có hành động:…

Trong đời sống cộng đồng, những nhận thức và hành động có ý nghĩa:…

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Các yếu tố làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:…

Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không?

Chọn:   Có (  )       Không (  )

Vì:…

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trả lời cho câu hỏi: “Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?”.

Xem lời giải >>