Đề bài

Tác giả đã chọn cách diễn đạt như thế nào để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng? Phân tích một ví dụ mà em cho là tiêu biểu cho cách diễn đạt đó trong văn bản Hịch tướng sĩ

Phương pháp giải

Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ (suy cho cùng, chủ soái hay tướng sĩ khi đất nước lâm nguy thì đều cùng một cảnh ngộ):

- Khi muốn bày tỏ ân tình hay khuyên răn thiệt hơn, tác giả lấy giọng gần gũi, chân tình của người cùng chung cảnh ngộ để nói: “Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, (…) lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”, “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên…”

- Khi nghiêm khắc quở trách, cảnh cáo những hành động sai, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ trước vận mệnh đất nước, tác giả thẳng thắn đưa ra những lời lẽ gay gắt, như là sỉ mắng: “không biết lo”, “không biết thẹn”, “không biết tức”, “không biết căm”… Thực ra, gia thần của ông như Dã Tượng, Yết Kiêu, các môn khách như Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực… đều là những người trung nghĩa. Trung nghĩa là nét nổi bật của tinh thần Đông A (tức nhà Trần). Cho nên, số người cầu an, hưởng lạc tuy vẫn có, nhưng có phần chắc là Trần Quốc Tuấn dùng phép khích tướng, kích họ bằng sỉ nhục, đẩy họ vào thế phải chứng tỏ tấm lòng biết lo, biết thẹn, biết tức, biết căm mà đồng lòng hiệp sức cùng chủ tướng đánh dẹp quân thù.“(Trần Đình Sử)

- Dù là khuyên răn bày tỏ thiệt hơn hay là lời nghiêm khắc cảnh cáo thì cũng đều nhằm khơi dậy ý thức về trách nhiệm, bổn phận của tướng sĩ đối với giang sơn xã tắc, đều hướng tới cái đích kêu gọi đồng tâm hiệp lực tiêu diệt quân xâm lược, đối phó với kẻ thù.

Cách 2

Trong bài hịch, giọng văn lúc thì là của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.

Cách 3

- Tác giả sử dụng các yêu tố biểu cảm (giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…) để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng.

- Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ:

 + Giọng văn: Lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ.

→ Tác động đến tướng sĩ, khơi gợi lòng căm thù và ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với non sông. Tác động đến người đọc: Biết trân trọng công ơn của thế hệ đi trước, sống có trách nhiệm hơn với đất nước.

Cách 4

Bài hịch chuyển sang một giọng văn vừa lâm ly thống thiết khi gợi ra hậu quả vô cùng khủng khiếp và thê thảm nếu không chống nổi giặc ngoại xâm, vừa mỉa mai chì chiết nhằm “khích tướng”, nghĩa là cố tình chọc vào,cứa vào lòng tự hào, tự trọng, ý thức về liêm sỉ của tướng sĩ nhà Trần vốn nổi tiếng với “hào khí Đông Á với tinh thần sắt thép, với thái độ quyết đánh của hội nghị Diên Hồng: “Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo, bằng lý và bằng tình – chủ yếu là bằng tình – bởi vì rút ra lý là chuyện đánh giặc cứu nước, cứu nhà, cứu mình, có gì phải bàn cãi nhiều.

Ấy là một vị anh hùng có trái tim lớn. Trái tim chứa đầy tình cảm vĩ đại trong quan hệ với nước, với dân. Đây là trái tim đau cái đau lớn, oăm cái căm lớn, nhục cái nhục lớn. Một trái tim sôi sục mãnh liệt

Xem thêm : Soạn văn 8 - Kết nối tri thức chi tiết

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tác giả đã sử dụng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần mở đầu văn bản Hịch tướng sĩ?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong văn bản Hịch tướng sĩ, lí do nào khiến tác giả nêu gương đời trước và đương thời?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn trích Hịch tướng sĩ khi miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Đọc văn bản Hịch tướng sĩ, dụng ý của tác giả thể hiện qua câu: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đoạn văn nào trong văn bản Hịch tướng sĩ thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trần Quốc Tuấn yêu cầu các tướng lĩnh phải thực hiện điều gì trong văn bản Hịch tướng sĩ?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Đọc văn bản Hịch tướng sĩ, từ nào có thể thay thế từ “vui lòng” trong câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nào để lột tả sự ngang nhiên, láo xược và tàn ác của quân giặc xâm lược trong văn bản Hịch tướng sĩ?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hãy kể tên một số vị tướng nổi tiếng trong lịch sử nước ta.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Theo em, vì sao quân Mông – Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta đều phải chịu thất bại?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Bài Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Xác định bố cục của bài Hịch tướng sĩ và nêu rõ vai trò của từng phần trong việc thực hiện mục đích mà bài hịch hướng tới.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Hãy chỉ ra những điểm chung của các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch Hịch tướng sĩ. Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Trong văn bản Hịch tướng sĩ, để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế. Đó là những hiện tượng nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tác giả đã dùng những bằng chứng và lí lẽ nào để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng trong văn bản Hịch tướng sĩ?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Với tư cách là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn đã dùng những lí lẽ nào để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc, giữ nước trong văn bản Hịch tướng sĩ?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Từ bài hịch Hịch tướng sĩ, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) về một truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Xác định được luận đề, luận điểm; phân biệt được lí lẽ và bằng chứng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản Hịch tướng sĩ.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tìm hiểu biện pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ; chú ý yếu tố biểu cảm được bộc lộ chủ yếu qua ngôn từ, giọng điệu lập luận, cách thể hiện quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả nhằm thuyết phục người đọc.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nội dung chính của phần (2) văn bản Hịch tướng sĩ là gì?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Những thái độ, hành động nào bị tác giả phê phán trong văn bản Hịch tướng sĩ?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Việc nêu lên hậu quả trong văn bản Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Những vấn đề nào được nêu lên ở đoạn cuối phần (3) văn bản Hịch tướng sĩ?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Câu hỏi “Vì sao vậy?” trong văn bản Hịch tướng sĩ nhằm giải thích cho điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trình bày bố cục của bài hịch Hịch tướng sĩ, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Hãy chỉ ra cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch Hịch tướng sĩ (Gợi ý: Vì sao tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ? Vì sao tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ? Lời khuyên nhủ của tác giả dựa trên cơ sở nào?...)

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Văn nghị luận không chỉ thuyết phục bằng lí lẽ mà còn bằng cả tình cảm, cảm xúc. Hãy dẫn ra một số câu văn trong bài hịch Hịch tướng sĩ nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Nêu khái quát các giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài Hịch tướng sĩ.

Xem lời giải >>