Bức tranh thiên nhiên mùa thu trong bài thơ Thu điếu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.
Đọc bài thơ để xác định những khoảng không gian được nhắc tới.
- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian: mặt ao (nước, thuyền câu, sóng), bầu trời (tầng mây, trời), mặt đất (ngõ trúc)
→ Trình tự miêu tả không gian: từ gần đến xa, từ xa đến gần; từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp.
Cách 2- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian:
+ Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc
+ Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
- Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
→ Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến mặt nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu.
Cách 3Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn:
+ Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo” trên một không gian tĩnh, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
+ Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo ra âm thanh
+ Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" → Không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật → Thủ pháp lấy động nói tĩnh.
→ Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến. Tâm hồn của tác giả gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
Các bài tập cùng chuyên đề
Bài thơ Thu điếu được viết bằng chữ gì?
Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.
Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.
Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ Thu điếu.
Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ Thu điếu. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.
Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ Thu điếu.
Ở hai câu kết bài thơ Thu điếu, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả?
Nêu chủ đề của bài thơ Thu điếu. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu.
Kẻ bảng theo mẫu dưới đây (vào vở) và điền thông tin về đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ:
Câu |
Luật bằng trắc |
Niêm |
Vần |
Đối |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhan đề Thu điếu có mối liên hệ với những hình ảnh nào trong bài thơ? Chọn phương án trả lời đúng.
A. Ao, lá vàng, sóng, ngõ trúc, khách, cá, chân bèo
B. Ao, thuyền câu, tầng mây, ngõ trúc, khách, tựa gối buông cần
C. Ao, thuyền câu, sóng, tựa gối buông cần, cá, chân bèo
D. Ao, sóng, lá vàng, gió, bầu trời, ngõ trúc, khách
Đọc sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu và trả lời các câu hỏi sau:
a. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong những khoảng không gian nào?
b. Chọn phân tích các từ ngữ tiêu biểu được nhà thơ sử dụng để miêu tả ao thu, thuyền câu, sóng nước, lá vàng, bầu trời, lối ngõ.
c. Hãy nhận xét về trình tự miêu tả không gian và đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (đường nét, hình dáng, màu sắc, chuyển động, âm thanh,...).
Trong hai câu thơ cuối bài Thu điếu, hình ảnh con người được miêu tả trong không gian nào? Trên nền không gian ấy, con người hiện lên với tư thế, trạng thái như thế nào?
Đọc bài thơ Thu điếu, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn tác giả?
Phân tích tác dụng của 2 từ tượng hình trong bài thơ Thu điếu.
a. Thu điếu được sáng tác theo thể thơ:…
b. Đặc điểm thi luật của thể thơ được thể hiện trong bài thơ:…
- Đặc điểm về bố cục: Bài Thu điếu có thể chia thành hai phần:… câu thơ đầu và … câu thơ cuối. Nội dung chính của từng phần:
… câu thơ đầu |
… câu thơ cuối |
|
|
- Đặc điểm về niêm, luật bằng trắc:…
- Đặc điểm về vần, nhịp, đối:…
Ý nghĩa của nhan đề bài thơ Thu điếu:…
Mối liên hệ giữa nhan đề Thu điếu và hai câu thơ đầu:…
- Những khoảng không gian được miêu tả trong bài thơ Thu điếu:…
- Nhận xét về trình tự miêu tả không gian:…
a. Chỉ ra và phân tích những từ ngữ miêu tả các sự vật trong bức tranh thu Thu điếu:
Sự vật |
Từ ngữ miêu tả |
Giá trị biểu đạt |
Ao thu |
|
|
Thuyền câu |
|
|
Sóng |
|
|
Lá |
|
|
Bầu trời |
|
|
Lối ngõ |
|
|
b. Nhận xét về hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật:
- Hình dáng:…
- Màu sắc:…
- Âm thanh:…
- Chuyển động:…
c. Khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ Thu điếu:…
Tư thế và trạng thái của con người được miêu tả trong hai câu thơ kết Thu điếu:
- Tư thế:…
- Trạng thái:…
- Nỗi niềm tâm sự của tác giả qua cảm nhận của em:…
Chủ đề của bài thơ Thu điếu:…
Tâm hồn của tác giả thể hiện qua chủ đề đó:…
Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu:…