Đề bài

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận về một chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.

Phương pháp giải :

Chọn ra chi tiết em ấn tượng nhất và viết đoạn văn nêu cảm nhận từ 7-9 câu.

Lời giải chi tiết :

Mờ sáng ngày mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội. Đây là đồn quan trọng nhất của địch với hàng vạn quân tinh nhuệ đóng giữ. Đồn lũy được xây đắp kiên cố, xung quanh đều cắm chông sắt và chôn địa lôi dày đặc. Vua Quang Trung thấy thế, truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả là hai mươi bức. Đoạn kén hạng lính khoẻ mạnh, cứ mười người khiêng một bức, lưng giắt đao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ "nhất". Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh liền dùng ống phun khói lửa, toả khói mù trời, cách gang tấc không thấy gì hòng làm quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát sau đó, trời chuyến gió, kẻ địch thành ra tự đốt mình. Vua Quang Trung liền gấp rút sai dội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Quân Thanh không chống đỡ nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết, thây ngổn ngang đầy đồng, máu chảy thành suối. Trước đó nhà vua Tây Sơn đã sai một toán quân theo bờ đê Yên Duyên kéo lên, mở cờ gióng trống để làm nghi binh ở phía đông. Đến lúc đó, quân Thanh lại càng sợ tìm lối tắt đế trốn. Chợt lại thấy voi từ Đại Áng tới, quân Thanh đều hết hồn hết vía, vội trốn xuống Đầm Mực, làng Quỳnh Đô. Quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết hàng vạn người.

Cách 2

Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Đặc biệt, người đọc đã ấn tượng rất sâu sắc với sự sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta của vua Quang Trung qua lời phủ dụ lúc lên đường ở Nghệ An. Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Tóm lại vua Quang Trung là một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Kể tên một số nhân vật lịch sử mà em biết. Em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Chia sẻ những hiểu biết của em về người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Theo em, kết quả trận đánh giữa quân Tây Sơn và quân Thanh trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh sẽ như thế nào? Dựa vào đâu em dự đoán như vậy?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Em có đoán đúng kết quả trận đánh trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh không?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Em hãy liệt kê những nhân vật và sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Tìm những chi tiết tiêu biểu miêu tả thái độ, lời nói và hành động của Bắc Bình Vương khi nghe tin báo quân Thanh xâm lược nước ta trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh. Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách gì của nhân vật?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nêu cảm nhận của em về nhân vật vua Quang Trung được khắc họa trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh, qua đó nhận xét cảm hứng của các tác giả đối với vị anh hùng dân tộc này.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh, nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết tiêu biểu nào? Phân tích một chi tiết đặc sắc, thể hiện rõ bản chất của nhân vật Lê Chiêu Thống, qua đó thấy được thái độ của tác giả đối với nhân vật này.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích? Hãy khái quát chủ đề đó.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ở đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh, những yếu tố đặc trưng nào của truyện lịch sử đã được tác giả sử dụng? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện lịch sử của tác giả.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Truyện Quang Trung đại phá quân Thanh viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện Quang Trung đại phá quân Thanh muốn thể hiện

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện Quang Trung đại phá quân Thanh (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử)

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện Quang Trung đại phá quân Thanh

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Đọc trước văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh; tìm hiểu thêm thông tin về nhóm tác giả Ngô gia văn phái.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phần (1) đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh kể về tuyến nhân vật nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tóm tắt ý chính lời dụ của Quang Trung trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Ý nào trong lời của Quang Trung trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh thể hiện tầm nhìn, biết “lo xa”?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cách đánh giặc của Quang Trung trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh có gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Phần (3) đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh có thể coi là một tuyến truyện không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hình dung thái độ và hành động của vua Lê trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh kể về những sự kiện gì? Các sự kiện ấy liên quan đến những tuyến nhân vật nào?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Đặt tên và nêu nội dung chính của mỗi phần trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Phân tích một số chi tiết trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh để làm rõ đặc điểm tính cách của hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống.

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Hãy làm sáng tỏ đặc điểm của một truyện lịch sử có cốt truyện đa tuyến qua đoạn trích (chú ý các yếu tố nhân vật và sự kiện chính).

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Theo em, qua đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì? Thông điệp ấy có giá trị với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Để viết bài giới thiệu về nhân vật Quang Trung trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh, em sẽ nêu những ý chính nào?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Lời nói của vua Quang Trung: “Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!” trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh đã thể hiện tình cảm, thái độ gì của người anh hùng?

A. Ý thức sâu sắc về chủ quyền của đất nước, độc lập của dân tộc

B. Tự hào về truyền thống oanh liệt của cha ông, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù xâm lược

C. Căm ghét hành động bán nước của Lê Chiêu Thống, quyết tâm trừng trị

D. Cảnh báo trước những kẻ có ý đồ phản trắc, không chịu đồng tâm hiệp lực để chống giặc

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Từ ngữ nào sau đây KHÔNG thể hiện đúng thái độ của tác giả khi miêu tả kết cục của vua Lê Chiêu Thống trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh?

A. Phê phán, chê bai

B. Nuối tiếc, xót xa

C. Hả hê, vui sướng

D. Thương xót, ngậm ngùi

Xem lời giải >>