Đề bài

Khi bị ốm mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là:

  • A.

    Glucose

  • B.

    Saccharose

  • C.

    Fructose

  • D.

    Maltose

Phương pháp giải

Dựa vào ứng dụng của glucose.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Chất trong dịch truyền là glucose.

Đáp án A

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho biết các ứng dụng của glucose trong sơ đồ trên dựa trên tính chất nào của chất này.

 

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Tại sao mật ong ngọt hơn nhiều các loại trái cây chín?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Vì sao trong y học, người ta thường dùng glucose để trị chứng hạ đường huyết?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho các phát biểu sau đây:

a) Dung dịch glucose không màu, có vị ngọt

b) Có thể điều chế ethyl alcohol từ glucose bằng phương pháp lên men

c) Điều chế glucose người ta thường thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulose với xúc tác acid hoặc enzyme.

d) Trong tự nhiên, glucose có nhiều trong quả chín, đặc biệt có nhiều trong nho chín.

e) Độ ngọt của mật ong chủ yếu do glucose gây ra.

g) Trong dung dịch, glucose tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α,β)

h) Fructose là chất kết tinh màu trắng, dễ tan trong nước, bị thủy phân trong môi trường kiềm

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp trong khung vào chỗ trống trong mỗi phát biểu sau.

 

a) Bông là …(1)… gần như tinh khiết. Phân tử …(1)… gồm các đơn vị glucose liên kết với nhau bằng liên kết …(2)… tạo thành mạch dài.

b) Trong tự nhiên, …(3)… là loại đường có nhiều trong cây mía, củ cải đường, …Phân tử …(3)… gồm một đơn vị glucose và một đơn vị fructose liên kết với nhau bằng liên kết …(4)…

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Một nhóm học sinh muốn thử nghiệm phản ứng tráng bạc lên kính bằng nguyên liệu đầu là glucose. Giả sử lớp bạc có diện tích là 100 cm2 và độ dày là 0,5μm. Biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3 và khối lượng mol của glucose là 180g/mol. Tính lượng glucose cần dùng với giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Trình bày ứng dụng của glucose trong lĩnh vực y tế và thể thao.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tại sao glucose lại được coi là nguồn năng lượng chính cho các tế bào trong cơ thể?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nêu một ứng dụng dựa trên phản ứng lên men rượu của glucose.

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Giới thiệu một số loại thực phẩm tự nhiên giàu glucose và một số loại thực phẩm tự nhiên giàu fructose.

Xem lời giải >>
Bài 11 :

a) Tất cả các loại carbohydrate đều tan hoàn toàn trong nước.

b) Một số đường đơn (monosaccharide) có vị ngọt.

c) Carbohydrate chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

d) Glucose và fructose đều là chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước.

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Glucose và fructose không có điểm chung nào sau đây?

A. Dễ tan trong nước.

B. Có vị ngọt

C. Chất rắn ở điều kiện thường.

D. Hình thành trực tiếp từ quá trình quang hợp.

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Tại sao glucose thường được sử dụng trong các giải pháp bổ sung năng lượng cho vận động viên, trong khi saccharose lại phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm như một chất làm ngọt. Hãy so sánh hiệu quả năng lượng và tác động đến sức khỏe của chúng.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nêu nhận xét và giải thích sự thay đổi lượng đường huyết trong, sau quá trình tập thể dục.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Sử dụng thông tin từ biểu đồ trên để trả lời các câu 3.17 và 3.18

Sau khi quan sát biểu đồ trên, có các phát biểu sau:

a)     Quá trình tập thế dục diễn ra trong khoảng 70 phút.

b)     Lượng đường huyết giảm khi bắt đầu tập thể dục và xuống mức thấp nhất sau 20 phút tập.

c)     Lượng đường huyết tăng lên mức cao nhất sau khi tập thể dục được 55 phút.

d)     Sau khi tập thể dục xong, lượng đường huyết có xu hướng giảm.

Có bao nhiêu phát biểu trong số các phát biểu trên là đúng? Giải thích.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Chỉ số đường huyết của bạn Thành và bạn Nhân được đo 3 lần trong một tuần. Kết quả được ghi nhận ở bảng sau:

Chỉ số đường huyết (mg/dL)

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Bạn Thành

80

80

83

Bạn Nhân

60

95

115

a) Chỉ số đường huyết trung bình của mỗi bạn là bao nhiêu?

b) Độ lệch chuẩn cho mỗi kết quả là bao nhiêu?

c) Bạn nào có kết quả đường huyết tốt hơn? Giải thích?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Trong một thử nghiệm y tế để đo khả năng dung nạp carbohydrate của có thể người, một người trưởng thành được cho uống dung dịch glucose 20%. Đối với một trẻ nhỏ, nồng độ glucose phải được giảm xuống còn 10%. Cần dùng bao nhiêu gam dung dịch glucose 20% và bao nhiêu gam nước để pha được 8 g dung dịch glucose 10%?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chỉ số đường huyết của một người lúc đói được đo khi chưa ăn hay uống bất kì loại thực phẩm nào ít nhất trong 8 giờ. Khi chỉ số đường huyết lúc đói đạt dưới 100 mg/dL thì bình thường, từ 126 mg/dL trở lên thì có khả năng mắc bệnh đái tháo đường. Lúc này cần tiếp tục kiểm tra đường huyết bằng thử nghiệm dung nạp glucose qua đường uống. Sau 2 giờ, nhân viên y tế sẽ lấy máu để xét nghiệm tiếp. Nếu đường huyết dưới 140 mg/dL thì bình thường, từ 140 đến 199 mg/dL bị tiền đái tháo đường và từ 200 mg/dL trở lên là bị đái tháo đường.

Biếu diễn tại đồ thị đã cho theo mg/dL glucose. Dựa vào đồ thị biểu diễn đường huyết này, em hãy cho biết tình trạng sức khỏe người được khảo sát trên đồ thị.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Khi sử dụng đồ uống có đường, nồng độ glucose trong máu tăng cao nhất sau khi

A. sử dụng khoảng 20 phút.                                       B. sử dụng khoảng 2 giờ.     

C. sử dụng khoảng 50 phút.                                       D. sử dụng khoảng 3 giờ.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nồng độ glucose trong máu là 6 mmol/L có nghĩa 1 dL máu chứa bao nhiêu mg glucose?

A. 1080,0.                             B. 108,0.                       C. 10800,0.                   D. 10,8.

 

Sử dụng đồ thị trên để trả lời các câu 17 và 18

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tuyến nội tiết nào sau đây giữ cho nồng độ glucose trong máu ổn định?

A. Tuyến yên.                      B. Tuyến tụy.                C. Tuyến thượng thận.              D. Tuyến giáp.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Hormone nào sau đây làm giảm lượng glucose trong máu?

A. Adrenaline.                       B. Thyroxine.               C. Insuline.                   D. Oxytocine.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Cho các phát biểu sau về glucose và fructose:

(1)   Glucose và fructose là hai đồng phân lập thể.

(2)   Fructose còn được gọi là đường trái cây và là carbohydrate tự nhiên có vị ngọt nhất.

(3)   Glucose là carbohydrate mà có thể sử dụng làm nhiên liệu.

(4)   Người mắc bệnh đái tháo đường có lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                              B. 2.                            C. 3.                             D. 4.

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Carbohydrate nào sau đây là thành phần chính của mật ong?

A. Glucose.                            B. Maltose.                   C. Saccharose.              D. Fructose.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào ?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Nồng độ đường huyết lúc đói của một người từ 5,6 mmol/L đến 6,9 mmol/L được xem là tiền tiểu đường, từ 7mmol/L trở lên trong 2 lần xét nghiệm độc lập được coi là bị bệnh tiểu đường. Kết quả xét nghiệm nào sau đây báo hiệu có thể người này đang ở trạng thái tiền tiểu đường?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Hợp chất nào sau đây chiếm thành phần nhiều nhất trong mật ong ?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Trong y học, glucose làm thuốc tăng lực cho người bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá nhiều năng lượng. Phản ứng oxi hóa glucose tạo thành CO2 và H2O cung cấp năng lượng cho cơ thể. Một người bệnh được truyền hai chai chứa 250 ml dung dịch glucose 5%. Tính năng lượng tối đa bệnh nhân nhận được từ các chai truyền glucose đó. Biết nhiệt tạo thành của glucose C6H12O6, CO2 và H2O lần lượt là –1 271 kJ/mol, –393,5 kJ/mol và – 285,8 kJ/mol; dung dịch glucose 5% có khối lượng riêng là 1,019 g/ml.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây dễ tan trong nước?

Xem lời giải >>