Đề bài

Dùng từ điển để tra cứu nghĩa của các thành ngữ dưới đây và cho biết các thành ngữ này gắn với điển tích, điển cố nào.

a. Lá thắm chỉ hồng

b. Tái Ông thất mã

c. Ngưu lang Chức nữ

Phương pháp giải

Đọc kĩ nhan đề kết hợp với quan sát bức tranh   

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

a. Duyên số, tiền định trong tình yêu, hôn nhân, ví như Vu Hựu đời Đường kết duyên với nàng cung nữ mà trước đây chàng đã từng đề thơ của mình vào chiếc lá thắm đỏ thả trôi theo dòng nước gửi vào cung cấm; cũng ví như Vi Cố kết duyên với người con gái mà trước đây chàng đã thuê người giết và muốn chống lại duyên phận khi ông tơ cho biết chỉ hồng đã buộc chân hai người từ thuở ấy, lúc vợ chàng mới là cô gái lên ba: Dù khi lá thắm chỉ hồng/ Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha (Truyện Kiều)

b.

“Tái Ông thất mã” đã trở thành một thành ngữ chỉ sự họa, phúc xoay vần mà chúng ta khó có thể biết hay đoán trước được. Theo đó, trong cái họa thường có cái phúc và trong cái phúc lại có cái họa.

 Xưa có ông lão tên là Tái Ông sinh sống ở vùng biên giới phía Bắc Trung Hoa. Nhà ông có một con ngựa quý và ông cũng rất giỏi việc nuôi ngựa. Ngày kia ngựa của Tái Ông xổng chuồng và chạy sang nước Hồ lân cận. Hàng xóm láng giềng hay tin đã đến an ủi nhưng Tái Ông lại cười và nói rằng: “Tôi tuy mất ngựa, nhưng đó có thể lại là điều tốt.”

Vài tháng sau, con ngựa mất tích của Tái Ông đột nhiên trở về cùng với một con tuấn mã. Thấy thế, hàng xóm đã đến chúc mừng. Tuy nhiên Tái Ông lại cau mày và nói: “Tôi được ngựa quý, sợ rằng đó chẳng phải là điềm lành.”

Con trai của ông rất thích cưỡi con ngựa quý này. Một hôm anh ta bị ngã ngựa gãy chân và trở thành tàn tật. Hàng xóm đều đến khuyên nhủ ông đừng quá nghĩ ngợi nhưng Tái Ông điềm nhiên nói: “Con trai tôi tuy gãy chân, nhưng đó chưa hẳn đã là điều không may.” Khi đó hàng xóm đều nghĩ rằng ông lão quá đau buồn nên mới bị quẫn trí.

Một năm sau, nước Hồ láng giềng đã đưa quân sang xâm lược. Tất cả các thanh niên trai tráng đều phải tòng quân và hầu hết đều bị tử trận. Con trai của Tái Ông vì bị tàn tật nên được ở nhà và đã thoát chết. Lúc này hàng xóm láng giềng mới thấy rằng những lời của Tái Ông quả thật là rất thâm thúy.

Người đời sau đã lập ra thành ngữ: “Tái Ông thất mã, an tri họa phúc”. Có nghĩa là: “ông lão mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc”.

c. Còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là Ông Ngâu Bà Ngâu, là một câu chuyện cổ tích rất nổi tiếng có xuất xứ từ Trung Quốc

Ngày xưa có chàng chăn trâu tên là Ngưu Lang. Trong một lần đi chăn trâu, chàng nhìn thấy 7 cô tiên xinh đẹp đang tắm trong hồ. Vì si mê sắc đẹp của cô em út tên là Chức Nữ, Ngưu Lang đã giấu quần áo của nàng đi khiến nàng không thể về trời.

Sau đó, Ngưu Lang đã bày tỏ tình cảm với Chức Nữ, được nàng đồng ý. Vậy là Chức Nữ ở lại trần gian sinh sống cùng Ngưu Lang, cùng chàng có 2 đứa con.

Đến khi Thiên Hậu (mẹ của Chức Nữ) biết được sự tình thì đã sai thiên binh thiên tướng xuống trần bắt Chức Nữ về trời. Quá thương vợ nên Ngưu Lang đã đưa 2 con lên trời tìm mẹ. Thấy vậy, Thiên Hậu liền lấy cây trâm vạch ra một đường thẳng, biến đường thẳng đó thành sông Ngân Hà để ngăn cách Ngưu Lang, Chức Nữ.

Chức Nữ ngày ngày ngồi bên bờ sông dệt vải, ủ rũ nhìn về phía chồng con. Còn Ngưu Lang ở bên kia bờ sông cũng một mực chờ vợ để cùng về trần gian. Ngưu Lang muốn tát cạn dòng sông để được gặp Chức Nữ nhưng tát mãi, đến khi bàn tay rướm máu và ngất lịm bên bờ sông.

Mọi người trên thiên đình thấy vậy, ai cũng thương cảm. Sau đó, Ngọc Hoàng và Thiên Hậu đã cho phép hai người mỗi năm gặp nhau một lần vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch, tại cầu Ô Thước do đàn quạ trời dùng thân mình tạo nên. Khi gặp nhau, họ đã khóc. Nước mặt của họ khi rơi xuống trần gian thì tạo thành mưa ngâu.

Truyện cổ tích này có liên quan đến các sao Chức Nữ và sao Ngưu Lang, dải Ngân Hà và hiện tượng mưa ngâu diễn ra vào đầu tháng 7 âm lịch ở Việt Nam, ở Trung Quốc gọi là lễ Thất Tịch.

Cách 2

a. Lá thắm chỉ hồng: duyên số, tiền định trong tình yêu, hôn nhân.

- Đó là câu chuyện: Vu Hựu đời Đường kết duyên với nàng cung nữ mà trước đây chàng đã từng đề thơ của mình vào chiếc lá thắm đỏ thả trôi theo dòng nước gửi vào cung cấm; cũng ví như Vi Cố kết duyên với người con gái mà trước đây chàng đã thuê người giết và muốn chống lại duyên phận khi ông tơ cho biết chỉ hồng đã buộc chân hai người từ thuở ấy, lúc vợ chàng mới là cô gái lên ba.

b. Tái Ông thất mã: trong cuộc sống may - rủi là những điều khó đoán định, khó lường trước được, có thể chuyển hóa tác động lẫn nhau.

- Đó là câu chuyện: Thượng Tái ông có con ngựa quý tự nhiên biến mất, nhiều người đến hỏi thăm, ông nói với họ biết đâu đó lại là điều phúc. Quả nhiên, ít hôm sau ngựa quý quay về và kéo theo một con ngựa khác về cùng. Ông lại nói với mọi người biết đâu đó là điều hoạ, và đúng vậy, con trai ông mải mê phi ngựa, chẳng may ngã gãy chân. Thượng Tái ông lại nói với mọi người biết đâu đó lại là điều phúc. Ít lâu sau có giặc, trai trẻ trong làng đều phải ra trận, nhiều người chẳng bao giờ trở về nữa, riêng con ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót.

c. Ngưu lang Chức nữ: chỉ cảnh vợ chồng xa cách, biệt ly, nó trở thành biểu tượng cho tình yêu và lòng thủy chung.

- Đó là câu chuyện Ngưu lang và Chức nữ. Ngưu Lang – một chàng trai nghèo; Chức Nữ - một tiên nữ xinh đẹp. Hai người đã vượt qua mọi khó khăn và chia ly để được gặp nhau mỗi năm vào ngày Thất Tịch (ngày 7 tháng 7 âm lịch).

Xem thêm : Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Đọc lại các chú thích ở chân trang của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” và cho biết những trường hợp sử dụng điển tích, điển cố. Nếu sách giáo khoa không giải thích, em có hiểu được ý nghĩa của các câu văn có sử dụng điển tích, điển cố đó không? Vì sao?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: 

- Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa. 

- Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ.

- Nương tử nghĩa khác Tào Nga, hờn không Tinh Vệ mà có mối hận gieo mình nơi sông.

- Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. 

a. Cho biết các cụm từ in đậm có đặc điểm gì chung.

b. Đọc chú thích để biết nghĩa của các cụm từ in đậm trong các câu trên.

c. Nêu tác dụng của việc sử dụng những cụm từ đó trong ngữ cảnh.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau

a.    Trướng hùm mở giữa trung quân,

Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi.

Tiên nghiêm, trống chửa dứt hồi,

Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.

(Nguyễn Du, truyện Kiều)

b.  

Cho gươm mời đến Thúc Lang,

Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run.

Nàng rằng: “Nghĩa trọng nghìn non,

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ kkhông?

Sâm, Thương chẳng vẹn chữ tòng,

Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?

Gần trăm cuối, bạc nhìn cân.

Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là, […]”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Kể tên một tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm mà em biết. Chỉ ra ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh mà em thích trong tác phẩm ấy và giải thích lí do lựa chọn từ ngữ/ hình ảnh như vậy

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Xác định thành ngữ có trong đoạn trích sau và cho biết hiệu quả của việc sử dụng (những) thành ngữ này:

Vợ chàng quỷ quái, tinh ma,

Phen này kẻ cắp, bà già gặp nhau!

Kiến bò miệng chén chưa lâu.

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa!

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Nêu tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt trong ngữ liệu b, bài tập 1.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Ghép các điển cố, điển tích (in đậm) ở bên A với nguồn gốc và nghĩa nêu ở bên B:

A. Điển cố, điển tích

B. Nguồn gốc và nghĩa

a) Giường kia treo cũng hững hờ, (Nguyễn Khuyến)

1) Điển tích, lấy từ chuyện xưa bên Trung Quốc: “Vua Hán Vũ Đế kén phò mã, cho công chúa ngồi trên lầu ném quả cầu xuống, ai cướp được thì được làm phò mã". Câu thơ mượn chuyện này để ngụ ý: Cha mẹ Thuý Kiều mong muốn gả con vào nơi xứng đáng.

 b) Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. (Nguyễn Khuyến)

2) Điển tích, dẫn theo chuyện xưa: "Trần Phồn thời hậu Hán (Trung Quốc) sắm chiếc giường dành riêng cho người bạn thân là Từ Trĩ. Khi bạn đến chơi thì mang ông xuống, khi bạn về thì lại treo cất đi.

 c) Một hai nghiêng nước nghiêng thành, / Sắc đành đòi một tài đành hoạ hại (Nguyễn Du)

 3) Điển tích, lấy từ chuyện xưa: "Tương truyền Bá Nha và Chung Tử Kỳ là hai người bạn tri âm, sống vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc (Trung Quốc xưa). Bá Nha chơi đàn giỏi. Tử Kỳ nghe tiếng đàn của Bà Nha mà như hiểu thấu tâm can của bạn. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập bỏ đàn vì cho rằng trên đời không còn ai hiểu được tiếng đàn của mình nữa".

d) Nuôi con những ước về sau/ Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi. (Nguyễn Du)

4) Điển cố, lấy từ bài ca của Lý Diên Niên (Trung Quốc): "Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố khuynh nhân quốc (Ngoảnh lại một cái làm xiêu thành trì của người, ngoảnh lại cái nữa làm xiêu nước người). Câu thơ mượn từ ngữ của bài thơ xưa để diễn tả về đẹp của Thuý Kiều.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Dựa vào chú thích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các điển cố, điển tích (in đậm) trong những câu dưới đây:

a) Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

b) Bấy lâu nghe tiếng má đào,

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm trong sách, báo (hoặc trên Internet) câu chuyện Tái Ông thất mã (Tái Ông mất ngựa). Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) kể lại chuyện đó và nêu ý nghĩa của điển tích “ngựa Tái Ông".

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Điển tích là gì?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Điển cố là gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Đâu là dấu hiệu nhận biết một điển tích, điển cố?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản của người Việt có nguồn gốc từ đâu?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Tác dụng của điển tích, điển cố là gi?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Đội trời đạp đất ở đời,

Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Nhớ ơn chín chữ cao sâu,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Vân Tiên tả đột hữu xung

Khác gì Trương Tử mở vòng Đương Dương.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Còn chi nữa cánh hoa tàn

Tơ lòng đã đứt, dây đàn Tiểu Lân.

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Lỡ làng nước đục bụi trong

Trăm năm để một tấm lòng từ đây.

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Lỡ làng nước đục bụi trong

Trăm năm để một tấm lòng từ đây.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:

Xắn tay mở khóa Động Đào

Rẽ mây trông tỏ lối vào Thiên Thai.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Câu thơ nào dưới đây chứa điển tích, điển cố?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Giải thích điển cố được in đậm trong câu thơ dưới đây:

Non Yên dầu chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tìm điển tích, điển cố trong đoạn thơ sau:

Trộm nhớ thuở gây hình tạo hoá,

Vẻ phù dung một đoá hoa tươi.

Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,

Gấm nàng Ban đã nhạt mùi thu dung.

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Giải thích điển cố được in đậm trong câu thơ dưới đây:

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Điển cố nào dưới đây nói về địa thế núi non hiểm trở?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Nhận xét nào sau đây đúng nhất với điển tích, điển cố?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Điển tích, điển cố thường được sử dụng trong giai đoạn văn học nào?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Theo em, đâu là tác dụng lớn nhất của việc sử dụng những điển tích, điển cố trong nền văn học Việt Nam là gì?

Xem lời giải >>