Đề bài

Thành phần từ trường của một sóng điện từ tại điểm M biến thiên theo phương trình B = 3cos(ωt + φ) (mT). Tại thời điểm cường độ điện trường tại M đạt cực đại thì độ lớn cảm ứng từ tại điểm đó bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải

Vận dụng phương trình của E và B

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Tại một điểm, vectơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) và vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) luôn dao động cùng pha \(\overrightarrow E \) biến thiên theo phương trình:  E = 3cos(ωt + φ)

E đạt cực đại khi cos(ωt + φ ) = 1 → B = 3 (T)

Xem thêm : SGK Vật Lí 12 - Chân trời sáng tạo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Thí nghiệm với thanh kim loại MN trượt trên hai đoạn dây dẫn điện MQ và NP được nối với ampe kế thành mạch điện kín như Hình 16.9. Mạch điện được đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng MNPQ. Xác định chiều dòng điện cảm ứng và biểu thức suất điện động cảm ứng trong mạch khi thanh kim loại trượt đều với tốc độ v trên hai đoạn dây dẫn.


Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong Hình 18.4, khi gảy dây đàn (3) thì nó dao động. Khi đó, từ trường của đoạn dây đàn (3) gây ra sự biến thiên từ thông qua cuộn dây cảm ứng (2) như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Một khung dây dẫn kín, phẳng có diện tích 10 cm, gồm 100 vòng dây, đặt trong từ trường có vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Độ lớn cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị trong Hình 12P.1. Vẽ đồ thị độ lớn suất điện động cảm ứng sinh ra trong khung dây theo thời gian.


Xem lời giải >>
Bài 4 :

Một khung dây có 75 vòng và diện tích là 12 cm2 được đặt trong từ trường của nam châm điện. Biết độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ 0,15 T lên 1,5 T trong 0,20 giây. Biết mặt phẳng khung dây vuông góc với các đường sức từ của từ trường. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Một khung dây được đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là B. Hình 2 biểu diễn từ thông qua khung dây theo thời gian. Tính độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây.

 

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Một máy phát điện xoay chiều có rôto là nam châm vĩnh cửu quay với tần số f (vòng/s) tạo ra trong cuộn dây một dòng điện hình sin. Mắc hai đầu cuộn dây với vôn kế để khảo sát suất điện động trong cuộn dây theo tần số quay của rôto. Kết quả được biểu diễn bằng đồ thị có trục tung là suất điện động E (V) (Hình 18.2), trục hoành là tần số quay của rôto theo đơn vị vòng/s. Biết khi rôto không quay, thì suất điện động hai đầu cuộn dây bằng 0, và cuộn dây dẹt, có 700 vòng, tiết diện là 3 cm × 3 cm. Giá trị trung bình của cảm ứng từ mà nam châm gây ra tại tâm khung dây là

A. \(B = 9,75 \cdot {10^{ - 6}}\;{\rm{T}}.\)

B. \(B = 1,38 \cdot {10^{ - 5}}\;{\rm{T}}.\)

C. \(B = 6,89 \cdot {10^{ - 6}}\;{\rm{T}}.\)

D. \(B = 1,45 \cdot {10^{ - 5}}\;{\rm{T}}\)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Một khung dây dẫn có diện tích 50 cm2 gồm 500 vòng dây quay đều với tốc độ 2000 vòng/phút trong một từ trường đều \(\overrightarrow B \) có phương vuông góc với trục quay của khung và có độ lớn cảm ứng từ là 0,02 T. Giá trị cực đại của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là

Xem lời giải >>