Đề bài

Tâm trạng bao trùm của cả “mình” và “ta” trong đoạn trích là gì? Từ tâm trạng ấy, những kỉ niệm nào đã ùa về? ( Ví dụ: kỉ niệm về thiên nhiên Việt Bắc,…)

Phương pháp giải

Đọc kĩ tác phẩm và trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Tâm trạng bao trùm của cả “mình” và “ta” trong đoạn trích là nỗi nhớ nhung, lưu luyến, bịn rịn đầy nhớ thương giữa người đi và kẻ ở. Cụ thể, đó là niềm day dứt khôn nguôi, sự băn khoăn, lo lắng của “mình” ( người ở lại) về sự đổi thay trong tình cảm của “ta” (người ra đi) cũng như thể hiện nỗi nhớ thương trào dâng mãnh liệt. Đồng thời, tâm trạng của “ta” được hiện lên với sự xúc động, bồi hồi nhớ nhung về những kỷ niệm với người ở lại.

- Từ tâm trạng ấy, rất nhiều kỉ niệm quý giá trong suốt mười lăm năm bỗng chốc ùa về: Đó là kỉ niệm về thiên nhiên bốn mùa Việt Bắc tuyệt sắc; kỉ niệm về hình ảnh con người Việt Bắc vô cùng gian khổ nhưng nghĩa tình sâu nặng; kỷ niệm về năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng gắn bó bên nhau giữa chiến sĩ cách mạng và người dân Việt Bắc; kỉ niệm về những sự kiện lịch sử, địa danh nổi tiếng gắn liền với chiến thắng cách mạng.

Cách 2

- Tâm trạng bao trùm là nỗi nhớ về những kỉ niệm một thời gắn bó sắt son, mặn nồng. Tâm trạng quyến luyến, không nỡ rời xa, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ.

- Những kỉ niệm ùa về :

+ Kỉ niệm về thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc ( mưa nguồn suối lũ, mây mù, bản khói cùng sương ; rừng nứa bờ tre ; Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê, rừng xanh hoa chuối, ve kêu rừng phách đổ vàng,… )

+ Kỉ niệm về cuộc sống của con người Việt Bắc (người mẹ địu con lễ rẫy bẻ từng bắp ngô; lớp học i tờ; tiếng mõ ; chày đêm; đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng, nhớ người đan nón, cô em gái hái măng,… )

+ Kỉ niệm cùng nhau sẻ chia gian khó (miếng cơm chấm muối, chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng; ngày tháng cơ quan ; ca vang núi đèo,…)

Cách 3

Tâm trạng bao trùm của cả “mình” và “ta” trong đoạn trích là tình cảm lưu luyến, bịn rịn. Đây là tâm trạng của người ra đi và người ở lại khi phải chia xa một miền đất đã gắn bó với họ nhiều năm tháng.

Từ tâm trạng ấy, những kỉ niệm đã ùa về:

-Kỉ niệm về thiên nhiên khắc nghiệt của Việt Bắc như “mưa nguồn suối lũ”

-Kỉ niệm về chiến khu đầy gian khổ, nhưng sẵn lòng căm thù giặc sâu sắc “cơm chấm muối, mối thù nặng vai”

-Kỉ niệm về những sản vật miền rừng “trám bùi, măng mai”

-Kỉ niệm về những mái nhà nghèo nàn nhưng ấm áp tình người, tình cách mạng

-Kỉ niệm về người Việt Bắc trong nghèo khó, vất vả mà vẫn tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với cách mặng

-Kỉ niệm về những ngày tháng cơ quan gian nan đời vẫn ca vang núi đèo

-Kỉ niệm về người mẹ, cô em gái mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động

-Kỉ niệm về lớp học trò i tờ, những giờ liên hoan

-Kỉ niệm về những ngày mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi

-Kỉ niệm về những ngày giặc đến giặc lùng.

Xem thêm : Soạn văn 12 Cánh diều

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nhận xét nào sau đây phù hợp với nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Bốn câu thơ sau là lời của ai?

“-Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Việc sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta có tác dụng:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

“ - Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Em hiểu như thế nào về thời gian “mười lăm năm ấy” được sử dụng trong câu thơ trên?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Aó chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hành động “cầm tay” trong câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” thể hiện:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Câu thơ nào sau đây diễn tả cảm giác trống vắng, gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nội dung chính của 4 câu thơ sau là gì?

" – Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước, mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu"

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đáp án nào không thể hiện nội dung của 18 câu thơ tiếp theo trong phần II của đoạn trích?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ sau:

Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Bài thơ Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Việt Bắc sử dụng cặp đại từ xưng hô nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Thơ ca Tố Hữu có sự thống nhất với?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>