Đề bài

Dựa vào hình thức trình bày của văn bản và sự xuất hiện luân phiên các từ xưng hô “mình”, “ta”, hãy xác định kết cấu của tác phẩm. Kết cấu đó gợi cho liên tưởng đến thể loại nào của văn học dân gian?

Phương pháp giải

Đọc kỹ tác phẩm và trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Dựa vào hình thức trình bày của văn bản và sự xuất hiện luân phiên các từ xưng hô “mình”, “ta”, kết cấu của tác phẩm theo lối đối đáp giữa hai bên: người dân Việt Bắc và các chiến sĩ, cán bộ cách mạng. Tác giả sử dụng cặp xưng hô “mình-ta”, ở đây không phải đang nói đến xưng hô giữa những đôi lứa yêu nhau hay cặp vợ chồng nào đó mà là lời đối đáp của những người cách mạng với người dân Việt Bắc. 

- Kết cấu đó gợi cho liên tưởng đến thể loại ca dao trữ tình trong văn học dân gian với sự luân phiên của người ở lại và người ra đi tạo cho bài thơ sự nhịp nhàng, đăng đối.

Cách 2

- Kết cấu của văn bản : kết cấu theo lối đối đáp, thể hiện qua sự thay đổi luân phiên các đại từ xưng hô “mình”-“ta”. Thông qua hình thức trình bày văn bản, chữ nghiêng là lời của người ra đi – người cán bộ, người lính.

- Bài thơ kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca

Cách 3

Tác phẩm Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu có kết cấu được chia thành 3 phần

-Phần 1: 8 câu đầu: Diễn tả cảm xúc cuộc chia tay

-Phần 2: tiếp đến câu 20: Lời của người dân Việt Bắc

-Phần 3: còn lại: Lời của người cách mạng

Tác phẩm này được sáng tác theo hình thức đối đáp của lối hát giao duyên trong dân ca. Sự xuất hiện luận phiên của các từ xưng hô “mình” và “ta” tạo nên sự đối thoại, gần gũi như những câu ca dao, giọng điệu kể chuyện.

Về thể loại của văn học dân gian, tác phẩm Việt Bắc gợi liên tưởng đến thể loại truyện thơ. Truyện thơ là thể loại văn học dân gian tự sự, thường kể về cuộc sống hàng ngày của những người thường trong xã hội, thể hiện lòng nhân ái và lạc quan của người lao động.

Xem thêm : Soạn văn 12 Cánh diều

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nhận xét nào sau đây phù hợp với nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Bốn câu thơ sau là lời của ai?

“-Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Việc sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta có tác dụng:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

“ - Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Em hiểu như thế nào về thời gian “mười lăm năm ấy” được sử dụng trong câu thơ trên?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Aó chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hành động “cầm tay” trong câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” thể hiện:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Câu thơ nào sau đây diễn tả cảm giác trống vắng, gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nội dung chính của 4 câu thơ sau là gì?

" – Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước, mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu"

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đáp án nào không thể hiện nội dung của 18 câu thơ tiếp theo trong phần II của đoạn trích?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ sau:

Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Bài thơ Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Việt Bắc sử dụng cặp đại từ xưng hô nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Thơ ca Tố Hữu có sự thống nhất với?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>