Đề bài

Những địa danh lịch sử và không khí chiến đấu, chiến thắng đã được tái hiện thế nào qua những vần thơ lục bát này?

Phương pháp giải

Đọc kĩ khổ thơ và trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Địa danh lịch sử: 

+ Phủ Thông, đèo Giàng: nơi đã diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống pháp

+ Sông Lô - phố Ràng: nơi đánh tàu chiếm Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh đồn phố Ràng. 

+ Cao - Lạng : Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt- Trung.

→ Những chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng, mang tính quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Không khí chiến đấu:

+ “điệp điệp trùng trùng” : những đoàn quân nối tiếp nhau tạo thành những đợt sóng trào kéo dài vô tận

+ “Dân công đỏ đuốc từng đoàn/ Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”

→ Hình ảnh dân quân với những ngọn đuốc sáng bừng, soi đường, tiếp lương, tải đạn với đầy đủ già trẻ trai gái… Họ bước đi hiên ngang không sợ hãi, không chùn bước. 

+ “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”: hình ảnh của đoàn ô tô quân sự, xe kéo pháo, chở súng đạn, thuốc men lương thực rùng rùng ra trận. 

- Chiến thắng:

+ Liệt kê các địa danh: Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên ,.. kết hợp từ “trăm miền”

→ Không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam

Cách 2

- Những địa danh lịch sử và không khí chiến đấu, chiến thắng đã được tái hiện một cách cụ thể, sinh động qua các biện pháp tu từ đặc sắc.

+ Câu hỏi tu từ, nhấn mạnh nỗi nhớ thường trực, sâu sắc gắn với địa danh Việt Bắc

+ Biện pháp liệt kê : Tên một loạt địa danh ở Việt Bắc, nhấn mạnh nỗi nhớ, tăng sức biểu cảm cho đoạn văn.

+ Các động từ mạnh : rầm rập, rung , bật thể hiện sức mạnh vô địch của đoàn quân, tạo không khí chiến trận.

+ Từ láy : điệp điệp, trùng trùng tạo khí thế mạnh mẽ không thể ngăn cản của đoàn quân.

+ Phép điệp từ : “nhớ” nhấn mạnh nỗi nhớ, cảm xúc của người ra đi vẫn luôn hướng về những năm tháng vất vả, gian lao ở quá khứ. Điệp từ “vui” thể hiện niềm vui to lớn, không khí chiến thắng vang rộn toàn dân, cả đất nước hân hoan hạnh phúc trước chiến thắng của dân tộc.

Cách 3

*Địa danh lịch sử

- Phủ thông, đèo Giàng là những nơi diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

- Sông Lô – phố Ràng: nơi đánh tàu chiến Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh phố Ràng

- Cao – Lang: Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt – Trung 

→ Những chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng, mang tính quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến

*Không khí chiến đấu

- “điệp điệp trùng trùng” chỉ hình ảnh những đoàn quân nối tiếp nhau tạo thành những đợt sóng trào kéo dài vô tận

- “dân công đỏ đuốc từng đoàn/ Bước chân nát đó, muôn tàn lửa bay” là hình ảnh dân quân với những ngọn đuốc sáng bừng, soi đườn, tiếp lương, tải đạn với đầy đủ già trẻ trai gái… Họ bước đi hiên ngang không sợ hãi, không chùn bước.

- “đèn pha bật sáng như ngày mai lên” là hình ảnh của đoàn ô tô quân sự, xe kéo pháo, chở súng đạn, thuốc men lương thực rùng rùng ra trận.

*Cảnh chiến thắng: Các địa danh: Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên… kết hơp từ “trăm miền” gợi ra không gian rộng lớn của chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam.

Xem thêm : Soạn văn 12 Cánh diều

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nhận xét nào sau đây phù hợp với nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Bốn câu thơ sau là lời của ai?

“-Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Việc sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta có tác dụng:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

“ - Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Em hiểu như thế nào về thời gian “mười lăm năm ấy” được sử dụng trong câu thơ trên?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Aó chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hành động “cầm tay” trong câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” thể hiện:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Câu thơ nào sau đây diễn tả cảm giác trống vắng, gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nội dung chính của 4 câu thơ sau là gì?

" – Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước, mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu"

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đáp án nào không thể hiện nội dung của 18 câu thơ tiếp theo trong phần II của đoạn trích?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ sau:

Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Bài thơ Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Việt Bắc sử dụng cặp đại từ xưng hô nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Thơ ca Tố Hữu có sự thống nhất với?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>