Đề bài

Hãy tưởng tượng bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ này.

Phương pháp giải

Đọc kĩ khổ thơ và trả lời câu hỏi

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ:

+ Mùa đông: 

- “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi” nổi bật trên nền xanh rộng lớn của núi rừng là màu đỏ của hoa chuối tô điểm cho khu rừng xanh, hòa vào đó là ánh nắng vàng.

 - “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”: hình ảnh tia nắng ánh lên từ con dao gài thắt lưng → dáng vẻ khỏe khoắn, lớn lao của người lao động, với tâm thế làm chủ thiên nhiên, cuộc sống

+ Mùa xuân: 

- “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”: màu trắng tinh khôi của rừng hoa mơ

- Người lao động hiện lên với vẻ đẹp tài hoa, khéo léo và cần mẫn: “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “chuốt từng sợi giang”

+ Mùa hạ: 

- “ve kêu rừng phách đổ vàng” : Tiếng ve quen thuộc của mùa hè giữa rừng hoa phách vàng gợi liên tưởng tiếng ve như bát sơn vàng sóng sánh đổ lên rừng gỗ xanh khiến tất cả chuyển sang một màu vàng ấm áp.

- “Nhớ cô em gái hái măng một mình”: Hình ảnh cô gái hái măng một mình thể hiện sự chăm chỉ, chịu thương chịu khó của con người Việt Bắc.

+ Mùa thu: 

- “rừng thu trăng rọi hòa bình”: Ánh trăng Việt Bắc mùa thu vô cùng yên bình, trong trẻo hòa vào khung cảnh đó là tiếng hát ân tình thủy chung của người dân dạt dào tình cảm.

→ Bức tranh tứ bình là bức tranh tuyệt sắc có hòa quyện giữa con người và thiên nhiên

Cách 2

- Bức tranh thiên nhiên : thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống, xua đi cái hoang sơ lạnh giá hiu hắt vốn có của núi rừng, thể hiện qua màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Một bức tranh thiên nhiên được vẽ lên bằng hoài niệm, nên lung linh ánh sáng, màu sắc và rộn rã âm thanh (tiếng ve, rừng phách).

- Bức tranh con người : Vẻ đẹp lao động, con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho kháng chiến. Con người đẹp tự nhiên trong những công việc hằng ngày. Từ "chuốt" và hình ảnh thơ đã nói lên được bàn tay của con người lao động: cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa.

 bức tranh cảnh và người qua bốn mùa của chiến khu Việt Bắc : cảnh và người đan cài vào nhau, tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh trở nên sống động.

Xem thêm : Soạn văn 12 Cánh diều

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Con đường thơ của Tố Hữu được đánh dấu bằng 5 tập thơ chính. Sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian sáng tác của tập thơ đó?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Đáp án nào sau đây không phải nội dung thơ của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nhận xét nào sau đây phù hợp với nội dung tập thơ Từ ấy của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tố Hữu xuất thân trong một gia đình như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Bốn câu thơ sau là lời của ai?

“-Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Việc sử dụng cặp đại từ xưng hô mình – ta có tác dụng:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

“ - Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”

Em hiểu như thế nào về thời gian “mười lăm năm ấy” được sử dụng trong câu thơ trên?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Aó chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hành động “cầm tay” trong câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” thể hiện:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Câu thơ nào sau đây diễn tả cảm giác trống vắng, gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nội dung chính của 4 câu thơ sau là gì?

" – Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước, mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu"

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Đáp án nào không thể hiện nội dung của 18 câu thơ tiếp theo trong phần II của đoạn trích?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ sau:

Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào?

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Bài thơ Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Việt Bắc sử dụng cặp đại từ xưng hô nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tích vào đáp án không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Thơ ca Tố Hữu có sự thống nhất với?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Đâu là nhận xét đúng nhất về thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Bài thơ nào sau đây không phải là của nhà thơ Tố Hữu?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Tố Hữu nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm bao nhiêu?

Xem lời giải >>