Lời thoại của Gra-ti-a-nô có gì giống và khác với lời thoại của Sai- lốc ở phần trước?
Đọc kĩ đoạn trích từ đó tìm lời thoại của Gra-ti-a-nô và Sai-lốc
Cách 1
- Lời thoại của Gra-ti-a-nô:
+ “ Ôi, quan tòa công minh quá, hả, Sai-lốc? Quan tòa giỏi quá?”
+ “ Ôi, quan tòa giỏi quá, nhỉ, Sai- lốc? Ôi, quan tòa giỏi quá”
- Lời thoại của Sai- lốc:
+ “ Ôi, vị quan tòa cao quý! Ôi, chàng trẻ tuổi ưu việt”
+ “ Thật là chí lí! Ôi! Vị quan tòa ngay thẳng và sáng suốt! Ngài thật là già dặn hơn bên ngoài nhiều lắm”
+ “ Quan tòa thật là công minh quá!”
+ “ Quan thật là giỏi quá! Án quyết như thế, mới là án quyết! Nào, anh, chuẩn bị đi”
→ Nhận xét:
- Điểm giống: cả hai lời thoại của Gra-ti-a-nô và Sai-lốc đều là những lời khen, lời ca ngợi với vị quan tòa khi xử kiện
- Điểm khác:
+ Đối với lời thoại của Sai-lốc thì đó là lời khen, nịnh bợ của Sai- lốc với quan tòa khi nghe quan tòa thực thi công lý trên phiên xét xử.
+ Đối với lời thoại của Gra-ti-a-nô là lời khen với quan tòa nhưng mục đích là nói với Sai- lốc. Từ đó thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai của Gra-ti-a-nô với Sai-lốc.
Cách 2- Lời thoại của các nhân vật :
+ Sai-lốc: “Ôi, vị quan tòa cao quý !”/ “Ôi, vị quan tòa ngay thẳng và sáng suốt”/ “Quan tòa thật là công minh quá !”/ “ Quan tòa thật là giỏi quá !”
+ Gra-ti-a-nô : “Ôi, quan tòa công minh quá, hả, Sai-lốc!” / “Ôi, quan tòa giỏi quá, nhỉ, Sai-lốc?”
- Giống: cấu trúc có phần giống nhau “ôi, quan tòa...” và đều sử dụng thán từ “ôi” để thể hiện cảm xúc.
- Khác : Lời thoại của Gra-ti-a-nô dùng để khen quan tòa nhưng như một câu hỏi giành cho Sai-lốc, thể hiện qua các từ “hả”, “nhỉ” . Còn lời khen của Sai-lốc dùng trực tiếp đến quan tòa.
Cách 3*Lời thoại của Gra-ti-a-nô:
- “Ôi, quan tòa công minh quá, hả, Sai-lốc? Quan toàn giỏi quá?”
- “Ôi, quan tòa giỏi quá, nhỉ, Sai-lốc? Ôi, quan toàn giỏi quá”.
*Lời thoại của Sai-lốc:
- “Quan tòa thật là công minh quá!”
- “Quan toàn thật là giỏi quá! Án quyết như thế, mới là án quyết chứ! Nào, anh, chuẩn bị đi.
*Nhận xét:
- Điểm giống: Cả hai đều sử dụng cấu trúc tương tự “Ôi, quan tòa…” và đều sử dụng thấn từ “ôi” để thể hiện cảm xúc; đều là những lời khen, lời ca với vị quan tòa khi xử kiện.
- Khác nhau:
+ Đối với Sai-lốc: đó là những lời khen, nịnh bợ của Sai-lốc với quan tòa khi nghe quan tòa thực thi công lý trên phiên xét xử
+ Đối với Gra-tin-a-nô: đấy là lời khen với quan tòa nhưng với mục đích là mỉa mai, châm biếm Sai-lốc.
Các bài tập cùng chuyên đề
Tác giả Sếch – xpia sinh ra tại?
Ý nào sau đây đúng khi nói về tiểu sử tác giả Sếch – xpia?
Hai tác phẩm nổi tiếng “Hamlet” và “ Romeo and Juliet” của Sếch – xpia thuộc thể loại kịch nào?
Các tác phẩm kịch của Sếch – xpia chia thành mấy loại?
Phong cách nghệ thuật của Sếch – xpia là?
Ý nào sau đây đúng khi nói về tầm ảnh hưởng của tác giả Sếch – xpia?
Đọc trước đoạn trích Thực thi công lí; tìm hiểu thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và vở hài kịch Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ
Đọc lướt văn bản xem đoạn trích sử dụng những kiểu lời thoại nào ( đối thoại, độc thoại)
Hành động kịch của Poóc- xi-a ở đây là gì?
Hình dung giọng điệu cử chỉ, nét mặt, tâm trạng của Sai-lốc mỗi khi cất lời ca tụng vị quan tòa
Tưởng tượng suy nghĩ, tâm trạng của Sai- lốc khi nghe lời tuyên án của Poóc-xi-a
Liệt kê các hành động kịch của nhân vật Poóc-xi- a và Sai- lốc trong đoạn trích Thực thi công lí; từ đó nêu tình huống kịch trong đoạn trích
Ghép phần văn bản ở cột A với cấu trúc đối thoại phù hợp ở cột B. Chỉ tác dụng của cách tổ chức các lời thoại đó.
A |
B |
|
(1) Từ “Poóc-xi-a: Tên ông có phải là Sai-lốc không?” đến “Tôi khăng khăng một mực yêu cầu theo đúng văn khế” |
a. Tấn công, luận tội- Xuống nước, đầu hàng |
|
(2) Từ “An-tô-ni-ô: Tôi khẩn cầu tòa tuyên án đi cho.” Đến “Nào, anh, chuẩn bị đi” |
b. Thuyết phục- Phản đối |
|
(3) Từ “Poóc-xi-a: Khoan đã, chưa hết.” đến hết |
c. Chấp thuận- Tán thưởng |
|
d. Thăm dò- Lảng tránh |
Chỉ ra và nêu nhận xét của em về xung đột kịch trong đoạn trích ( Gợi ý: Xung đột xảy ra giữa ai với ai và về điều gì? Đỉnh điểm của xung đột là khi nào? Xung đột được giải quyết bằng cách nào? Cảm xúc của người đọc diễn biến như thế nào theo mức độ phát triển của xung đột?...)
Qua lời thoại và hành động kịch của nhân vật, hãy làm rõ tính cách của nhân vật Sai-lóc. Vì sao đây là một nhân vật hài kịch?
Theo em, có nên sáp nhập tất cả những lời tuyên án, luận tội của Poóc-xi-a dành cho Sai-lóc vào một lượt lời thoại không? Vì sao? Qua đoạn trích, hãy nêu và làm rõ nhận xét của em về nhân vật Poóc-xi-a.
Hãy lựa chọn để đối thoại với một trong các ý kiến sau đây (Gợi ý: đồng tình, không đồng tình, lí do,…).
a) “Chính bản chất của sự khoan hồng là không vâng theo áp lực; nó từ trên trời sa xuống như một trận mưa tốt lành; nó được trời ban phước hai lần: được ban phước trong kẻ ra ơn cũng như trong kẻ chịu ơn.” (lời của Poóc-xi-a).
b) “[…] tôi khẩn cầu các ngài: các ngài hãy bắt công lý phải nhượng bộ, nhân danh uy quyền của các ngài; các ngài hãy làm cái việc sai trái nhỏ đó để làm một việc nhân nghĩa rất lớn. […]” (lời của Ba-sa-ni-ô)
c) “Không có quyền lực nào ở Vơ-ni-ơ có quyền thay đổi một sắc lệnh đã ban bố; làm như vậy sẽ tạo nên một tiền lệ, và vịn vào cái gương đó, trăm nghìn sự nhũng lạm sẽ xúm lại làm hại nhà nước; không thể làm như thế được.” (lời của Poóc-xi-a)
Tình huống kịch trong đoạn trích là gì?
Cách tổ chức các lời thoại trong đoạn trích có gì đặc biệt?
Đỉnh điểm của xung đột trong đoạn trích diễn ra khi nào?
Xung đột được giải quyết bằng việc nào?
Tính cách của nhân vật Sai – lốc hiện lên như thế nào qua văn bản?
Nêu tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu trong việc thể hiện bối cảnh, xung đột, hành động và tâm trạng của nhân vật.
Nhân vật Poóc-xi-a hiện lên là người như thế nào?
Từ “Poóc-xi-a: Tên ông có phải là Sai-lốc không?” đến “Tôi khăng khăng một mực yêu cầu theo đúng văn khế”, đoạn trích sử dụng cấu trúc đối thoại nào?
Từ “An-tô-ni-ô: Tôi khẩn cầu tòa tuyên án đi cho.” Đến “Nào, anh, chuẩn bị đi”, đoạn trích sử dụng cấu trúc đối thoại nào?
Từ “Poóc-xi-a: Khoan đã, chưa hết.” đến hết, đoạn trích sử dụng cấu trúc đối thoại nào?