Đề bài

Đọc trước truyện ngắn Muối của rừng, tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Phương pháp giải

Lựa chọn những thông tin phù hợp về tác giả

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

- Tác giả Nguyễn Huy Thiệp:

+ Sinh năm 1950

+ Quê quán: Huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

+ Là nhà văn có đóng góp trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghề thuật của văn xuôi Việt Nam đương đại

+ Viết nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết, tiểu luận văn chương, kịch... nhưng đặc sắc nhất là truyện ngắn

+ Tác phẩm nổi tiếng: Tướng về hưu, Tuổi 20 yêu dấu, Chảy đi sông ơi,..

Cách 2

- Tác giả Nguyễn Huy Thiệp

+ Năm sinh, năm mất : 1950-2021

+ Quê quán :quê ở huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

+ Tác phẩm tiêu biểu: Tướng về hưu, Không có vua, Tuổi 20 yêu dấu, Những ngọn gió Hua Tát, Những người thợ xẻ, Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần,...

+ Sự nghiệp : Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp có hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản, 4 tiểu thuyết và nhiều bài phê bình văn học, tiểu luận

Cách 3

Cuộc đời

Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950 tại Thái Nguyên, quê ở huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Ông đã tốt nghiệp khoa Sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1970. 

Ông đã dạy học ở Tây Bắc đến năm 1980, sau đó công tác ở Cục xuất bản của Bộ giáo dục và Đào tạo, sang làm công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ rồi nghỉ việc để chuyên viết văn.

Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn đương đại có ảnh hưởng nhất, ông được nhận xét là một bông hoa nở muộn trên văn đàn văn học Việt Nam. Những truyện ngắn đầu tiên xuất hiện trên báo Văn nghệ của Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Không lâu sau đó các tác phẩm của ông được bàn luận sôi nổi trong làng văn cả trong lẫn ngoài nước

Phong cách nghệ thuật

Giọng văn lạnh lùng, không sắc thái biểu cảm. Qua giọng văn ấy, thế giới nhân vật, bức tranh cuộc sống luôn hiện ra một cách trung thực, khách quan trước mắt người đọc. Độc giả được tự do phán xét nhân vật theo chủ kiến của mình

Đưa thơ vào văn xuôi làm tăng hiệu ứng thẩm mĩ: các tác giả trước đây chủ yếu lấy thơ làm đề từ cho văn xuôi, Nguyễn Huy Thiệp sử dụng thơ trong các tác phẩm tự sự như một phương tiện nghệ thuật độc đáo và tạo được hiệu ứng thẩm mĩ rõ nét và làm nên nét đặc trưng cho phong cách tác giả

Kết cấu truyện: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường triển khai kết cấu theo dòng thời gian tuyến tính. Nhà văn thường dùng cách mở đầu mỗi câu chuyện theo lối truyền thống – thường giới thiệu thông tin ngắn gọn, khái quát về nhân vật ở ngay mở đầu tác phẩm. Trái với cách mở đầu mang tính truyền thống, kết thúc của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thường kết thúc mở. Để tạo ra kết thúc mở, nhà văn thường dùng những yếu tố mang tính hư cấu, những chi tiết mang đậm chất huyền thoại hoặc những lời yếu tố mang tính hư cấu, những chi tiết mang đậm chất huyền thoại hoặc những lời đồn đại trong dân gian tùy người đọc phán xét, suy ngẫm. Cách kết thúc này nhiều khi cũng tạo nên chất thơ cho tác phẩm.

Xem thêm : Soạn văn 12 Cánh diều

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Địa danh nào dưới đây là quê Nguyễn Huy Thiệp?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Dòng nào sau đây đúng khi nói về tác giả Nguyễn Huy Thiệp?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nguyễn Huy Thiệp sáng tác trên thể loại nào?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Tác phẩm Muối của rừng thuộc thể loại gì?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Vì sao khi bắn hạ khỉ bố, ông Diểu lại thấy run sợ?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Hành động của khỉ cái sau khi khỉ đực bị bắn là gì?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Khi lấy được súng của ông Diểu, con khỉ con đã làm gì?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Vì sao ông Diểu sợ hãi “kinh hoàng” đến mức phải chạy trốn?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Khu vực đáng sợ nhất trong thung lũng có tên là gì?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Ông Diểu đã cầm máu cho con khỉ bằng:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Khi rừng kết muối là điềm báo cho điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Trong quan niệm của người kể chuyện, “muối của rừng” kết tinh từ đâu?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đặc sắc nghệ thuật của văn bản là:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Nêu một số tác phẩm văn học hiện đại có yếu tố kì ảo mà bạn biết. Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về yếu tố kì ảo ở một tác phẩm trong số đó.

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Theo bạn, con người cần phải ứng xử với thiên nhiên như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Chi tiết nói về sự chuyển đổi tâm trạng đột ngột của nhân vật có thể báo hiệu điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Theo dõi sự tương phản giữa suy nghĩ của nhân vật và đời sống của đàn khỉ trong rừng.

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chú ý sự mâu thuẫn trong các hành động của nhân vật

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Chú ý sự thay đổi điểm nhìn và cách đánh giá về ông Diểu

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Theo dõi sự tự khám phá của ông Diểu về chính mình

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Hình dung cảnh tượng được miêu tả ở đoạn này.

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Vì sao đối mặt với Hõm Chết, nhân vật lại nghĩ đến “ma”? Theo dõi tâm trạng của ông Diểu trước những “sự lạ” tiếp theo.

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Điều gì khiến ông Diểu chưa chịu bỏ cuộc?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Ông Diểu đã chứng kiến “sự lạ” nào? Dự đoán những hoạt động tiếp theo của nhân vật.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Ông Diểu đang đối diện với tình thế gì?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Theo bạn, tình huống này có thường xảy ra không?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chú ý chi tiết hoa tử huyền

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Giữa nhan đề Muối của rừng và nội dung câu chuyện có liên hệ với nhau như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Hành trình đi săn của ông Điểu cũng là hành trình trải nghiệm và nhận thức. Bạn hãy kể tóm tắt hành trình đó bằng sơ đồ.

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Ông Diểu đã có những ý nghĩ gì khi chứng kiến đời sống của đàn khỉ trong khu rừng mùa xuân? Bạn có đồng tình với những ý nghĩ đó không? Vì sao?

Xem lời giải >>