Đề bài

Đọc trước văn bản Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên , tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Dữ và tập Truyền kì mạn lục

Phương pháp giải

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet,...

Lựa chọn những thông tin phù hợp về tác giả và tác phẩm.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Cách 1

*Tác giả Nguyễn Dữ:

- Nguyễn Dữ sống vào thế kỷ XVI

- Xuất thân trong gia đình khoa bảng

- Từng làm quan nhưng không bao lâu từ quan về ở ẩn

- Tác phẩm nổi tiếng: Truyền kì mạn lục

*Tác phẩm Truyền kì mạn lục:

-Thể loại truyền kì

+ Là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, chịu ảnh hưởng của truyện truyền kì Trung Quốc, thời Đường

+ Yếu tố hoang đường, kì ảo

+Cốt lõi hiện thực

+ Ra đời nửa đầu thế kỷ XVI

+ Gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán

+ Giá trị nội dung: hiện thực xã hội đương thời

+ Giá trị nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố hoang đường, kì ảo

Cách 2

- Cốt truyện : Có các sự kiện chính - có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác quái. Nhân vật Ngô Tử Văn châm lửa đốt để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn mơ thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa. Chàng vẫn không sợ hãi, Thổ thần cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn, báo chàng về tội ác tên hung thần và cách đối phó. Tử Văn bị hai tên quỷ bắt xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị. Thổ thần được phục chức, nhờ lập công lớn Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên.

- Truyện được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện là tác giả, kết hợp với điểm nhìn toàn tri giúp cho tư tưởng chủ đề của văn bản trở nên rõ ràng, khách quan hơn.

- Tác giả Nguyễn Dữ

+ Năm sinh, năm mất : Chưa rõ, vào khoảng thế kỷ 16, vào thời Lê Sơ và thời Mạc.

+ Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

+ Xuất thân: trong một gia đình khoa bảng, là con trai cả của Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu

+ Sự nghiệp : Sáng tác duy nhất của ông là tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục". Tác phẩm ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền

- Tập Truyền kì mạn lục

Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết ằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI

+ Thể loại : thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca

+ Nội dung: Mang nhiều triết lý nhân sinh, giá trị đạo đức; Thể hiện hiện thực xã hội đương thời và số phận con người; Mang tinh thần dân tộc, tự hào văn hóa và phẩm chất con người Việt Nam.

+ Nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố hoang đường, kì ảo. Sáng tạo trong xây dựng nhân vật và cốt truyện

Cách 3

-Tác giả Nguyễn Dữ

Nguyễn Dữ có người đọc là Nguyễn Tự, chưa rõ năm sinh năm mất, là một danh sĩ thời Lê Sơ, thời nhà Mạc sống vào khoảng thế kỉ XVI 

Ông sinh ra tại xã Đỗ Tùng huyện Trường Tân nay thuộc huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Nguyễn Dũ đã từng làm quan nhà Mạc sau đó về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền nhưng chỉ mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa

Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông)

Ông từng đi thi và đã ra làm quan, sau đó không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật.

Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục qua tác phẩm có thể thấy được quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

-Tập Truyền kì mạn lục

Thể loại: Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Điều này đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho thể loại. Đằng sau những chi tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.

Truyền kì mạn lục là tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ, viết bằng chữ Hán, theo thể loại truyền kì, xen lẫn biền văn và thơ ca. Tác phẩm này gồm 20 truyện, mỗi truyện đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Truyền kì mạn lục đã phản ánh sâu sắc hiện thực thế kỉ 16.

Nhan đề Truyền kì mạn lục phản ánh hiện thực xã hội đương thời, số phận con người, tinh thần dân tộc và có sự tham gia của nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo. 
Xem thêm : Soạn văn 12 Cánh diều

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Thời kỳ Nguyễn Dữ sống có điều gì đặc biệt?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ là tác phẩm nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nguyễn Dữ tạ thế ở đâu?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục bằng ngôn ngữ nào?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Đâu là quê hương của Nguyễn Dữ?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Nguyễn Dữ là học trò của ai?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Nguyễn Dữ về ở ẩn tại đâu?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Nguyễn Dữ làm quan dưới thời nào?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Vì sao Nguyễn Dữ lại cáo quan về ở ẩn?

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Ông từng thi đỗ kì thi nào?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Nguyễn Dữ là con trai của ai?

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả nào?

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên trích từ tác phẩm nào?

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ gồm bao nhiêu truyện?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên thuộc thể loại nào?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ phản ánh điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Nội dung chính của đoạn trích sau:

      Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực,... Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”.

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong người khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến nói năng và quần áo rất giống với người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả ngôi đền như cũ…

     Hễ ở Minh ti có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi. Nếu hắn chối, thầy kêu xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ thì nó phải đớ miệng. Nếu không như thế thì tôi đến vùi lấp trọn đời mà thầy cũng khó lòng thoát nạn

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Tử Văn vâng lời. Đến đêm, bệnh càng nặng thêm, rồi thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông. Đi độ nửa ngày đến một tòa nhà rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng…

     Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất.

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

     Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quán:

- Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự!

… Bởi thế được nổi tiếng và giữ chức vụ ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ:

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Chức Phán sự là chức vụ như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Ngô Tử Văn là người như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Tính cách khẳng khái nóng nảy của Ngô Tử Văn được thể hiện qua những hành động như thế nào?

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Việc làm của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Chi tiết Diêm Vương xử kiện nói lên điều gì?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự ở đền Tản Viên có ý nghĩa gì?

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Vì sao Ngô Tử Văn đốt đền?

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Chủ đề của tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là:

Xem lời giải >>