Đề bài

Có hai ống nghiệm được đánh số (1) và (2). Ống nghiệm (1) chứa 3ml nước cất và 3 giọt dung dịch calcium chloride bão hòa, ống nghiệm (2) chứa 3ml nước xà phòng và 3 giọt dung dịch calcium chloride bão hòa. Lắc đều các ống nghiệm.

a) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích

b) Cũng làm thí nghiệm như trên nhưng thay nước xà phòng bằng nước giặt rửa. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của xà phòng

Lời giải chi tiết :

a) ống nghiệm (1) trong suốt, ống nghiệm (2) xuất hiện vẩn đục. Vì các chất trong xà phòng tác dụng với ion Ca2+ tạo kết tủa

b) Cả 2 ống nghiệm đều không có hiện tượng. Vì chất giặt rửa dùng được với nước chứa ion Ca2+

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Vì sao khi điều chế lượng nhỏ xà phòng trong phòng thí nghiệm lại sử dụng bát sứ? Việc dùng bát nhôm hoặc xoong nhôm để làm thí nghiệm này có phù hợp không?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hãy nêu quan điểm của em về việc sử dụng nguồn nguyên liệu dầu mỏ để sản xuất chất giặt rửa tổng hợp.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

So sánh chất giặt rửa tổng hợp với chất giặt rửa tự nhiên về tính tiện dụng, tính kinh tế và bảo vệ môi trường.

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Xà phòng và chất giặt rửa có nhiều ưu nhược điểm.

(1) Xà phòng và chất giặt rửa tự nhiên khó bị phân hủy sinh học nên gây ô nhiễm môi trường.

(2) Không nên dùng xà phòng với nước cứng do tạo kết tủa bám trên bề mặt vải, làm hỏng vải.

(3) Chất giặt rửa tổng hợp dùng được với nước cứng

(4) Chất giặt rửa tổng hợp khó bị phân hủy sinh học, gây ô nhiễm môi trường.

Số phát biểu đúng là:

Xem lời giải >>
Bài 6 :

a) Chất kị nước là những chất không tan trong dầu mỡ, hydrocarbon,…

b) Muối sodium hoặc potassium của carboxylic acid được dùng làm xà phòng.

c) Xà phòng bị giảm hoặc mất tác dụng tẩy rửa khi dùng nước cứng vì gốc acid béo dễ bị kết tủa với cation Ca2+, Mg2+.

d) Xà phòng, chất giặt rửa tan vào nước tạo dung dịch có sức căng bề mặt nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì

A. cần dùng lượng nước nhiều hơn.

B. gây ô nhiễm môi trường.

C. ion Ca2+, Mg2+ làm giảm độ bền sợi vải.

D. xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Dầu ăn không thể trộn lẫn với nước hoặc giấm hay nước cốt chanh. Tuy nhiên, nếu thêm vào một ít lòng đỏ trứng, chúng sẽ trộn lẫn được với nhau, tạo thành một hỗn hợp gọi là nhũ tương. Lúc này, thêm tiếp một ít gia vị rồi khuấy đều sẽ thu được một loại sốt dùng trong chế biến thực phẩm, giúp tăng hương vị thức ăn và tạo cảm giác ngon miệng.

a) Nêu vắn tắt vai trò của lòng đỏ trứng trong quá trình chế biến trên.

b) Vì sao lòng đỏ trứng có khả năng giúp trộn lẫn dầu ăn với nước?

c) Chất được sử dụng thay thế lòng đỏ trứng ở trên phải có đặc điểm cấu tạo như thế nào?

d) Hợp chất sau có được sử dụng để thay thế vai trò của lòng đỏ trứng không? Vì sao?

glyceryl monopalmitate

(*) Là chất béo chỉ gồm các triglyceride. Thực tế chất béo còn lẫn một lượng nhỏ các acid béo tự do.

(") Tuỳ khối lượng mẻ xà phòng điều chế, sớm nhất là sau 24 giờ sau khi đổ khuôn.

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Vì sao chỉ có thể thổi bong bóng với nước xà phòng mà không thể thổi bong bóng với nước sạch?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Không nên dùng xô, chậu bằng nhôm (aluminium) để đựng quần áo ngâm xà phòng vì

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Chất giặt rửa tổng hợp có ưu điểm hơn so với xà phòng vì

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Không nên dùng xà phòng khi giặt rửa với nước cứng vì

Xem lời giải >>