Đề bài

Một hãng taxi có giá mở cửa là 15 nghìn đồng và giá 12 nghìn đồng cho mỗi kilomet tiếp theo. Hỏi với 200 nghìn đồng thì hành khách có thể di chuyển được tối đa bao nhiêu kilomet (làm tròn đến hàng đơn vị)?

Phương pháp giải :

Chú ý: Số tiền đi taxi = tiền mở cửa + tiền di chuyển ( số km nhân 12 nghìn đồng). Và số tiền di chuyển của hành khách là  200 nghìn đồng. Từ đó ta có bất phương trình. Giải bất phương trình ta được kết quả của bài toán.

Lời giải chi tiết :

Gọi số km mà hành khách có thể di chuyển được khi đi taxi là x \(\left( {x > 0} \right)\)

Giá tiền di chuyển x km là \(12.x\) (nghìn đồng)

Giá tiền phải trả khi đi xe taxi là \(15 + 12.x\) (nghìn đồng)

Với số tiền đi taxi tối đa là 200 nghìn đồng nên ta có \(15 + 12.x \le 200\) hay \(12x \le 185\) suy ra \(x \le \frac{{185}}{{12}} \approx 15,417\) hay \(x \le 15,417\).

Vậy số km tối đa hành khách có thể đi taxi được là 15 km.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Với giá trị của m thì phương trình $x - 2 = 3m + 4$ có nghiệm lớn hơn 3:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn bất phương trình $\dfrac{{x + 4}}{5} - x + 5 < \dfrac{{x + 3}}{3} - \dfrac{{x - 2}}{2}$ là

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Bất phương trình $2{(x + 2)^2} < 2x(x + 2) + 4$ có nghiệm là

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nghiệm của bất phương trình $\;(x + 3)(x + 4) > (x - 2)(x + 9) + 25$.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Tìm $x$  để phân thức \(\dfrac{4}{{9 - 3x}}\) không âm.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Tìm \(x\) để biểu thức sau có giá trị dương $A = \dfrac{{x + 27}}{5} - \dfrac{{3x - 7}}{4}$

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Với điều kiện nào của \(x\) thì biểu thức \(B = \dfrac{{2x - 4}}{{3 - x}}\) nhận giá trị âm.

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tìm \(x\) để  $P = \dfrac{{x - 3}}{{x + 1}}$ có giá trị lớn hơn \(1\).

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Tìm số nguyên $x$  thỏa mãn cả hai bất phương trình:

\(\dfrac{{x + 2}}{5} - \dfrac{{3x - 7}}{4} >  - 5\) và \(\dfrac{{3x}}{5} - \dfrac{{x - 4}}{3} + \dfrac{{x + 2}}{6} > 6\)

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Với những giá trị nào của $x$  thì giá trị của biểu thức \({(x + 1)^2} - 4\) không lớn hơn giá trị của biểu thức \({(x - 3)^2}\).

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Số nguyên lớn nhất thỏa mãn bất phương trình \(\dfrac{{1987 - x}}{{15}} + \dfrac{{1988 - x}}{{16}} + \dfrac{{27 + x}}{{1999}} + \dfrac{{28 + x}}{{2000}} > 4\) là

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hãy chọn câu đúng. Bất phương trình \(2 + 5x \ge  - 1 - x\) có nghiệm là:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Với giá trị của \(m\) thì phương trình \(x - 1 = 3m + 4\) có nghiệm lớn hơn \(2\):

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Số nguyên lớn nhất thỏa mãn bất phương trình \(x - \dfrac{{x + 5}}{2} \le \dfrac{{x + 4}}{6} - \dfrac{{x - 2}}{2}\) là:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Bất phương trình \({\left( {x + 2} \right)^2} < x + {x^2} - 3\) có nghiệm là:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Nghiệm của bất phương trình \((x + 3)(x + 4) > (x - 2)(x + 9) + 25\) là:

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Giá trị của \(x\) để phân thức \(\dfrac{{12 - 4x}}{9}\) không âm là:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Giá trị của \(x\) để biểu thức sau có giá trị dương \(A = \dfrac{{ - x + 27}}{2} - \dfrac{{3x + 4}}{4}\) là:

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Với điều kiện nào của \(x\) thì biểu thức \(B = \dfrac{{2x - 4}}{{3 - x}}\) nhận giá trị không âm?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Giá trị của \(x\) để biểu thức \(P = \dfrac{{x - 3}}{{x + 1}}\) có giá trị không lớn hơn \(1\).

Xem lời giải >>
Bài 21 :

Số các giá trị nguyên của \(x\) thỏa mãn cả hai bất phương trình: \(\dfrac{{x + 2}}{5} - \dfrac{{3x - 7}}{4} >  - 5\) và \(\dfrac{{3x}}{5} - \dfrac{{x - 4}}{3} + \dfrac{{x + 2}}{6} > 6\) là:

Xem lời giải >>
Bài 22 :

Với những giá trị nào của \(x\) thì giá trị của biểu thức \({x^2} + 2x + 1\) lớn hơn giá trị của biểu thức \({x^2} - 6x + 13\).

Xem lời giải >>
Bài 23 :

Số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn bất phương trình \(\dfrac{{2017 - x}}{{15}} + \dfrac{{2018 - x}}{{16}} + \dfrac{{17 + x}}{{2019}} + \dfrac{{18 + x}}{{2020}} \le 4\) là:

Xem lời giải >>
Bài 24 :

Xét bất phương trình \(5x + 3 < 0.\left( 1 \right)\)

Hãy thực hiện các yêu cầu sau để giải bất phương trình (1):

a) Sử dụng tính chất của bất đẳng thức, cộng vào hai vế của bất phương trình (1) với -3, ta được một bất phương trình, kí hiệu là (2).

b) Sử dụng tính chất của bất đẳng thức, nhân vào hai vế của bất phương trình (2) với \(\frac{1}{5}\) (tức là chia cả hai vế của bất phương trình (2) cho hệ số của x là 5) để tìm nghiệm của bất phương trình.

Xem lời giải >>
Bài 25 :

Giải các bất phương trình:

a) \(6x + 5 < 0;\)

b) \( - 2x - 7 > 0.\)

Xem lời giải >>
Bài 26 :

Giải các bất phương trình sau:

a) \(5x + 7 > 8x - 5;\)

b) \( - 4x + 3 \le 3x - 1.\)

Xem lời giải >>
Bài 27 :

Trong một cuộc thi tuyển dụng việc làm, ban tổ chức quy định mỗi người ứng tuyển phải trả lời 25 câu hỏi ở vòng sơ tuyển. Mỗi câu hỏi có sẵn bốn đáp án, trong đó chỉ có một đáp án đúng. Người ứng tuyển chọn đáp án đúng sẽ được cộng thêm 2 điểm, chọn đáp án sai bị trừ đi 1 điểm. Ở vòng sơ tuyển, ban tổ chức tặng cho mỗi người dự thi 5 điểm và theo quy định người ứng tuyển phải trả lời hết 25 câu hỏi; người nào có số điểm từ 25 điểm trở lên mới được dự thi vòng tiếp theo. Hỏi người ứng tuyển phải trả lời chính xác ít nhất bao nhiêu câu hỏi ở vòng sơ tuyển thì mới được vào vòng tiếp theo?

Xem lời giải >>
Bài 28 :

Giải các bất phương trình sau:

a) \(x - 5 \ge 0;\)

b) \(x + 5 \le 0;\)

c) \( - 2x - 6 > 0;\)

d) \(4x - 12 < 0.\)

Xem lời giải >>
Bài 29 :

Giải các bất phương trình sau:

a) \(3x + 2 > 2x + 3;\)

b) \(5x + 4 <  - 3x - 2.\)

Xem lời giải >>
Bài 30 :

Một ngân hàng đang áp dụng lãi suất gửi tiết kiệm kì hạn 1 tháng là 0,4%. Hỏi nếu muốn có số tiền lãi hàng tháng ít nhất là 3 triệu đồng thì số tiền gửi lãi tiết kiệm ít nhất là bao nhiêu (làm tròn đến triệu đồng)?

Xem lời giải >>