DEAL SỐC 50% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM BỘ SÁCH TỔNG HỢP ĐỀ CẤU TRÚC MỚI NHẤT
Cho ∆DFE cân tại E. Gọi M là trung điểm của DF.
a) Chứng minh: ΔEDM=ΔEFM.
b) Chứng minh EM⊥DF.
c) Từ M vẽ MA ⊥ ED tại A, MB ⊥ EF tại B. Chứng minh AB // DF.
a) Chứng minh ΔEDM=ΔEFM theo trường hợp cạnh – cạnh – cạnh.
b) Chứng minh ^EMD=^EMF=900 suy ra EM⊥DF.
c) Chứng minh ΔEAB cân nên ^EAB=^EDF, mà hai góc ở vị trí đồng vị nên AB // DF.
a) Xét ΔEDM và ΔEFM có:
DE = EF (tam giác DFE cân tại E)
DM = MF (M là trung điểm của DF)
ME chung
Suy ra ΔEDM=ΔEFM (c.c.c) (đpcm)
b) ΔEDM=ΔEFM suy ra ^EMD=^EMF (hai góc tương ứng)
Mà ^EMD và ^EMF là hai góc kề bù nên ^EMD+^EMF=1800
Suy ra ^EMD=^EMF=18002=900 hay EM⊥DF (đpcm)
c) ΔEDM=ΔEFM suy ra ^DEM=^FEM (hai góc tương ứng)
Xét ΔAEM và ΔBEM có:
^AEM=^BEM (cmt)
^EAM=^EBM(=900)
EM chung
Suy ra ΔAEM=ΔBEM (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra AE = EB (hai cạnh tương ứng) suy ra ΔAEB là tam giác cân tại E.
^EAB=^EBA=1800−ˆE2
Mà ΔDFE cân tại E nên ^EDF=^EFD=1800−ˆE2
Suy ra ^EAB=^EDF.
Mà ^EAB và ^EDF là hai góc đồng vị nên AB // DF (đpcm)
Các bài tập cùng chuyên đề
Tổng số đo các góc của tam giác bằng
Cho ΔMNP=ΔLKQ, MN = 3cm, MP = 4cm, NP = 5cm, ˆM=900. Khi đó:
Cho tam giác MNK có MN = NK. Khi đó:
Cho tam giác ABC cân tại C. Khi đó
Đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng m là