Đề bài

Xét phản ứng: \({H_2}(g) + {I_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HI(g)\)

Một hỗn hợp phản ứng chứa trong bình dung tích 3,67 lít ở một nhiệt độ nhất định; ban đầu chứa 0,763 gam H2 và 96,9 gam I2. Ở trạng thái cân bằng, bình chứa 90,4 gam HI. Hằng số cân bằng (KC) cho phản ứng ở nhiệt độ này. là:

  • A.
    680,4
  • B.
    0,0725
  • C.
    608,4
  • D.
    725,0

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về biểu thức tính hằng số cân bằng

Lời giải chi tiết :

\({H_2}(g) + {I_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HI(g)\)

nH2 = 0,3815 mol; nI2 = 0,3815 mol; nHI = 0,70625

Nồng độ ban đầu: [H2] = 0,1040M; [I2] = 0,1040M; [HI] = 0M

Gọi nồng độ phản ứng của H2 là x(M) ta có: [I2]phản ứng = x(M); [HI]phản ứng = 2x(M)

Nồng độ cân bằng: [H2]=0,1040 – x; [I2] = 0,1040 – x; [HI] = 2x = 0,1924M suy ra x = 0,0962M

[H2] = [I2] = 0,1040 – 0,0962 = 0,0078M

Vậy KC = \(\frac{{{{{\rm{[}}HI]}^2}}}{{{\rm{[}}{H_2}].{\rm{[}}{I_2}]}}\)= 608,4

Quảng cáo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho phản ứng hóa học sau:

\({H_{2(k)}} + {I_{2(k)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2H{I_{(k)}}\)

Nồng độ các chất lúc cân bằng như sau:

(H2) = (I2) = 0,22M; (HI)=0,71M

Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho cân bằng sau ∆H < 0.

Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng Fe2O3; (3) giảm một lượng CO; (4) thêm chất xúc tác. Số lượng các yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho phản ứng hóa học sau: \(C{O_{(k)}} + C{l_{2(k)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} COC{l_2}_{(k)}\) có KC = 8,3

Biết rằng ở toC nồng độ cân bằng của CO là 0,20 mol/L và của Cl2 là 0,25 mol/L. Nồng độ cân bằng của COCl ở toC là

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho cân bằng hóa học: .\(PC{l_5} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} PC{l_3}(g) + C{l_2}(g);{\Delta _r}H_{298}^0 > 0\).

Cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng: \({H_2}(g) + {I_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HI(g)\)là

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho cân bằng hóa học: \({N_2}(g) + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(g)\); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hóa học không bị chuyển dịch khi

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho phản ứng: \(2S{O_2}(g) + {O_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}(g)\) \(\Delta H < 0\)

Để tạo ra nhiều SO3 thì điều kiện nào không phù hợp?

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho các cân bằng hóa học sau:

(1) \(2S{O_2}(g) + {O_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2S{O_3}(g)\)

(2) \(\begin{array}{l}{N_2}(g) + 3{H_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(g)\\\end{array}\)

(3) \(C{O_2}(g) + {H_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} CO(g) + {H_2}O(g)\)

(4) \(2HI(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {H_2}(g) + {I_2}\)

Khi thay đổi áp suất, các cân bằng hóa học đều không bị chuyển dịch là:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Người ta cho N2 và H2 vào trong bình kín dung tích không đổi và thực hiện phản ứng:

\({N_2}(g) + 3{H_2} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}\)

Sau một thời gian, nồng độ các chất trong bình như sau: [N2] = 2M; [H2] = 3M; [NH3] = 2M. Nồng độ mol/l của N2 và H2 ban đầu lần lượt là:

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Cho hai phản ứng thuận nghịch sau:

(1) \({H_2}(g) + {I_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2HI(g)\)

(2) \(\frac{1}{2}{H_2}(g) + \frac{1}{2}{I_2}(g) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} HI(g)\)

Nếu hằng số cân bằng ở phản ứng (1) bằng 64 thì hằng số cân bằng của phản ứng (2) bằng bao nhiêu?

Xem lời giải >>