Đề bài

Trong hộp có một số bút xanh, một số bút vàng và một số bút đỏ, biết số bút xanh gấp đôi số bút đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu gì rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 100 lần ta được kết quả như sau:

Biết số bút vàng là 20 cái. Ước lượng tổng số bút.

  • A.
    60 cái bút.
  • B.
    50 cái bút.
  • C.
    40 cái bút.
  • D.
    80 cái bút.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

B1: Gọi số bút màu đỏ là x, biểu diễn số bút màu xanh theo x.

B2: Tính xác suất của biến cố: “Lấy được bút màu vàng”

B3: Tính xác suất thực nghiệm của biến cố: “Lấy được bút màu vàng”.

B4: Do số phép thử lớn nên xác suất thực nghiệm gần bằng với xác suất nên từ đó ta tìm được số bi đỏ.

B5: Tính số bi xanh từ đó tính được tổng số bi.

Lời giải chi tiết :

Gọi x là số bi đỏ. Khi đó số bi xanh bằng 2x.

Tổng số bi là: \(x + 2x + 20 = 3x + 20\)

Xác suất của biến cố: “Lấy được bút màu vàng” là \(\frac{{20}}{{x + 2x + 20}} = \frac{{20}}{{3x + 20}}\)

Xác suất thực nghiệm của biến cố: “Lấy được bút màu vàng” là \(\frac{{25}}{{100}} = \frac{1}{4}\)

Do số phép thử lớn nên xác suất thực nghiệm gần bằng với xác suất nên ta có \(\frac{{20}}{{3x + 20}} \approx \frac{1}{4}\) nên \(x \approx 20\)

Tổng số bút khi đó gần bằng: \(3x + 20 \approx 3.20 + 20 = 80\) (cái)

Quảng cáo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Giả sử trong n lần thực nghiệm chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ một nhóm đối tượng, ta thấy đối tượng A được chọn ra k lần, xác suất thực nghiệm của biến cố “Đối tượng A được chọn ra” tính bằng công thức nào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Xác suất thực nghiệm càng gần xác suất khi?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Tỉ số  được gọi là

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nếu tung một đồng xu 13 lần liên tiếp; có 9 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Trong trò chơi gieo xúc xắc, khi số lần gieo xúc xắc ngày càng lớn thì xác xuất thực nghiệm của biến cố: “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt k chấm” ngày càng gần với số thực nào?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Trong trò chơi bánh xe quay số. Bánh xe số có \(20\) nấc điểm: \(5\) ; \(10\) ; \(15\) ; \(20\) ; …; \(100\) với các vạch chia đều nhau và giả sử rằng khả năng chuyển từ nấc điểm đã có tới các nấc điểm còn lại là như nhau. Trong mỗi lượt chơi có hai người tham gia, mỗi người được quay một lần và điểm của người chơi là điểm quay được. Người nào có số điểm cao hơn sẽ thắng cuộc, hòa nhau sẽ chơi lại lượt khác. Nam và Bình cùng tham gia một lượt chơi. Nam chơi trước và được \(85\) điểm. Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện Bình thắng cuộc ở lượt chơi này.

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho dãy số liệu về số lượng đạt tuần học tốt của các lớp trong một năm học của một trường THCS như sau:

Hãy tính xác suất thực nghiệm của biến cố: “ Lớp được chọn là lớp đạt 8 tuần học tốt”

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Tỉ lệ số học sinh đạt học sinh giỏi trong một lớp là \(15\% \) . Gặp ngẫu nhiên một bạn trong lớp. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố : “Học sinh đó đạt học sinh giỏi”

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Trong buổi thực hành môn Khoa học tự nhiên đo thể tích của vật thể không xác định được hình dạng, lớp 6A có 40 học sinh thực hiện phép đo thì có 35 học sinh thực hiện thành công. Em hãy tính xác suất thực nghiệm của biến cố: “Phép đo được thực hiện không thành công.”

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Gieo một xúc xắc \(10\) lần liên tiếp, bạn Cường có kết quả như sau:

Tính xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 1 chấm.

Xem lời giải >>