Đề bài

Hai tấm kim loại song song, cách nhau 1cm và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích \({\rm{q}} = {5.10^{ - 10}}C\) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công \(A = {2.10^{ - 9}}J\). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là

  • A.
     E = 40V/m.
  • B.
     E = 200V/m.
  • C.
     E = 400V/m.
  • D.
     E = 2V/m.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức \(A = qU = qEd\)

Lời giải chi tiết :

Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại là:

\(E = \frac{A}{{qd}} = \frac{{{{2.10}^{ - 9}}}}{{{{5.10}^{ - 10}}{{.1.10}^{ - 2}}}} = 400\left( {V/m} \right)\)

Quảng cáo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Một điện tích \(Q = 1,{6.10^{ - 8}}C\) gây ra một điện trường tại \(A\) có cường độ là \({9.10^4}\) V/m (\(Q\) và \(A\) đều đặt trong chân không). Điểm \(A\) cách \(Q\) một đoạn là

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Hai điện tích điểm \({q_1} = {2.10^{ - 8}}C\) và \({q_2} =  - {2.10^{ - 8}}C\) đặt tại hai điểm \(A\) và \(B\) cách nhau 30 cm trong không khí. Tại điểm C, cường độ điện trường tổng hợp do \({q_1}\) và \({q_2}\) gây ra bằng 2000 V/m. Chọn câu đúng về vị trí của điểm C.

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Một điện tích \( - 1{\mkern 1mu} \mu C\) đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Một điện tích \(1\mu {\rm{C}}\) đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là

Xem lời giải >>