TẶNG KHOÁ ĐỀ THI HK2 TỚI 599K
Cho ΔABC nhọn, đường cao AH. Lấy điểm D sao cho AB là trung trực của HD. Lấy điểm E sao cho AC là trung trực của HE. Gọi M là giao điểm của DE với AB,N là giao điểm của DE với AC. Chọn câu đúng.
ΔADE là tam giác cân
HA là tia phân giác của ^MHN.
A, B đều đúng
A, B đều sai
Áp dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng và tính chất hai tam giác bằng nhau..
Vì AB là đường trung trực của HD (gt) ⇒AD=AH (tính chất trung trực của đoạn thẳng)
Vì AC là đường trung trực của HE (gt) ⇒AH=AE (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
⇒AD=AE⇒ΔADE cân tại A. Nên A đúng.
+) M nằm trên đường trung trực của HD nên MD=MH (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
Xét ΔAMD và ΔAMH có:
AM chung.
AD=AH (cmt)
MD=MH (cmt)
⇒ΔAMD=ΔAMH(c−c−c)⇒^MDA=^MHA (2 góc tương ứng)
Lại có, N thuộc đường trung trực của HE nên NH=NE (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng).
+) Xét ΔAHN và ΔAEN có:
AN chung
AH=AE (cmt)
NH=NE (cmt)
⇒ΔAHN=ΔAEN(c−c−c)
⇒^NHA=^NEA (2 góc tương ứng)
Mà ΔADE cân tại A (cmt) ⇒^MDA=^NEA⇒^MHA=^NHA .
Vậy HA là đường phân giác của ^MHN .
Đáp án : C
Các bài tập cùng chuyên đề
Gọi O là giao điểm của ba đường trung trực trong ΔABC. Khi đó O là:
Nếu một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực thì tam giác đó là tam giác gì?
Cho ΔABC cân tại A, có ˆA=400, đường trung trực của AB cắt BC ở D. Tính ^CAD.
Cho tam giác ABC trong đó ˆA=100∘. Các đường trung trực của AB và AC cắt cạnh BC theo thứ tự ở E và F . Tính ^EAF.
Cho ΔABC vuông tại A, có ˆC=300, đường trung trực của BC cắt AC tại M. Em hãy chọn câu đúng:
Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ đường cao AH. Trên cạnh AC lấy điểm K sao cho AK=AH. Kẻ KD⊥AC(D∈BC). Chọn câu đúng.
Cho tam giác ABC cân tại A có AM là đường trung tuyến khi đó
Cho ΔABC cân tại A, hai đường cao BD và CE cắt nhau tại I. Tia AI cắt BC tại M. Khi đó ΔMED là tam giác gì?
Cho tam giác ABC nhọn có trực tâm H. Chọn câu đúng.
Cho đoạn thẳng AB và điểm M nằm giữa A và B(MA<MB). Vẽ tia Mx vuông góc với AB, trên đó lấy hai điểm C và D sao cho MA=MC,MD=MB. Tia AC cắt BD ở E. Tính số đo ^AEB