Đề bài

Cho tam giác \(MNP\)  có MN = MP. Gọi \(A\) là trung điểm của \(NP.\) Biết \(\widehat {NMA} = {20^0}\) thì số đo góc \(MPN\) là:

  • A.

    50\(^\circ \)

  • B.

    40\(^\circ \)

  • C.

    70\(^\circ \)

  • D.

    80\(^\circ \)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng tính chất hai tam giác bằng nhau suy ra các cặp góc tương ứng bằng nhau.

+ Áp dụng định lý tổng ba góc trong tam giác, tìm góc chưa biết số đo trong tam giác.

 

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác \(NAM\)  và tam giác \(PAM\) có:

\(MN = MP,\) \(NA = PA,\) \(MA\)  là cạnh chung.

Do đó \(\Delta NAM = \Delta PAM\,\left( {c - c - c} \right).\)

Nên \(\widehat {ANM} = \widehat {APM}\) ; \(\widehat {NMA} = \widehat {PMA}\) (hai góc tương ứng)

Do đó\(\widehat {NMP} = \widehat {NMA} + \widehat {PMA} = 20^\circ  + 20^\circ  = 40^\circ \)

Áp dụng định lý tổng 3 góc trong tam giác \(MNP\) có:

\(\widehat {NMP} + \widehat {MPN} + \widehat {PNM} = {180^0} \Rightarrow 2\widehat {MPN} + \widehat {NMP} = {180^0}\) 

\(\widehat {MPN} = \left( {{{180}^0} - \widehat {NMP}} \right):2 = \left( {{{180}^0} - {{40}^0}} \right):2 = {70^0}.\)

Quảng cáo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho \(\Delta ABC = \Delta DEF.\) Cho \(\widehat E = 46^\circ \). Khẳng định đúng là:

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Cho \(\Delta ABC = \Delta MNP.\) Biết AC = 6 cm, NP = 8 cm và chu vi của tam giác MNP bằng 22cm. Tìm khẳng định sai:

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Cho hình vẽ sau. Tam giác bằng với tam giác DEA là:

Bài 3 :

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Cho hình dưới đây.

Chọn câu sai.

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho \(\Delta\)ABC có AB = AC và  MB = MC (\(M \in BC\)).Chọn câu sai.

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Cho \(\Delta ABC = \Delta DEF.\) Biết \(\widehat A + \widehat B = {130^0},\widehat E = {55^0}.\) Tính các góc \(\widehat A,\widehat C,\widehat D,\widehat F.\)

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Cho \(\widehat {xOy} = {50^0}\), vẽ cung tròn tâm O bán kính bằng 2cm, cung tròn này cắt Ox, Oy lần lượt ở A và B. Vẽ các cung tròn tâm A và tâm B có bán kính 3cm, chúng cắt nhau tại điểm C nằm trong góc xOy. Tính \(\widehat {xOC}\) .

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho hình vẽ sau:

Khẳng định đúng là:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Cho tam giác \(ABC\)  có \(AB < AC\) . Gọi \(E \in AC\) sao cho \(AB = CE\). Gọi \(O\)  là một điểm nằm ở trong tam giác sao cho \(OA = OC,OB = OE.\) Khi đó:

Xem lời giải >>