Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

 

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A
    Chính Hữu
  • B
    Phạm Tiến Duật
  • C
    Tố Hữu
  • D
    Nguyễn Duy

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phạm Tiến Duật là tác giả của văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Câu 2

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn trích Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:/ Chỉ cần trong xe có một trái tim?

  • A
    Nhân hóa, hoán dụ
  • B
    Ẩn dụ, hoán dụ
  • C
    Đối, liệt kê
  • D
    So sánh, nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu ẩn dụ, hoán dụ:

- Ẩn dụ: hình ảnh “trái tim” ẩn dụ cho những tình cảm cao đẹp, lòng yêu nước, sức mạnh phi thường trong lòng người lính.

- Hoán dụ: lấy bộ phận (trái tim) để chỉ toàn thể (người lính ngồi trong xe).

Câu 3

Xét theo cấu tạo, từ “chông chênh” thuộc loại từ nào?

  • A
    Từ đơn
  • B
    Từ ghép
  • C
    Từ láy
  • D
    Từ đặc biệt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xét theo cấu tạo, từ “chông chênh” thuộc loại từ láy.

Câu 4

Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?

  • A
    Vì đây là những chiếc xe chiến đấu số 1 trong thời chiến
  • B
    Vì tác giả đưa toàn bộ hiện thực khốc liệt của chiếc xe vào trong thơ
  • C
    Vì chiếc xe hiện lên một cách lãng mạn, đầy chất thơ
  • D
    Cả ba phương án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật vì tác giả đã khắc họa một cách chân thực hình ảnh những chiếc xe không lành lặn để phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh.

Câu 5

Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất gì của người lính?

  • A
    Lòng dũng cảm, không ngại hiểm nguy.
  • B
    Tình đồng đội, đồng chí thắm thiết.  
  • C
    Lòng yêu nước nồng nàn và ý chí sắt đá.
  • D
    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích thể hiện lòng dũng cảm, tình yêu nước, ý chí sắt đá và tình đồng chí keo sơn của những người lính trong thời kháng chiến chống Mỹ.

Quảng cáo

Các bài tập cùng chuyên đề