Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi bên dưới:

Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1

Đoạn thơ trên được trích trong trích đoạn nào?

  • A
    Lục Vân Tiên gặp nạn
  • B
    Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • C
    Lục Vân Tiên gặp mẹ
  • D
    Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ trên được trích trong trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Câu 2

Khi gặp cướp Vân Tiên có thái độ và hành động gì?

  • A
    Run sợ và bỏ chạy
  • B
    Bình tĩnh và nói chuyện đạo lý với bọn cướp
  • C
    Không chút run sợ và xông vào xử lý bọn cướp
  • D
    Không quan tâm và coi như không có chuyện gì

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi gặp cướp Vân Tiên có thái độ không chút run sợ và ngay lập tức chạy vào đánh bọn cướp.

Câu 3

Giải thích thành ngữ “tả đột hữu xông”?

  • A
    Đột ngột xông vào đánh nhau với địch
  • B
    Bên trái đột nhập, bên phải xông lên, hai bên cùng đánh vào
  • C
    Đột nhập vào nơi nương náu của quân địch
  • D
    Đánh vào điểm yếu của địch

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Giải thích thành ngữ: thành ngữ trên có nghĩa: Bên trái đột nhập, bên phải xông lên, hai bên cùng đánh vào, Liều mình quyết đánh đến cùng.

Câu 4

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông,/Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”?

  • A
    So sánh
  • B
    Nhân hóa
  • C
    Hoán dụ
  • D
    Nói quá

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biện pháp so sánh: so sánh Lục Vân Tiên và Triệu Tử đều là những bậc anh hùng.

Câu 5

Hình ảnh bọn cướp hiện lên như thế nào trong đoạn trích trên?

  • A
    Khoẻ mạnh, hào sảng
  • B
    Hung hăng, tàn ác
  • C
    Hiếu chiến, bạo ngược.
  • D
    Đáp án B và C.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh bọn cướp hiện lên vừa hung hăng, tàn ác, vừa hiếu chiến, bạo ngược.

Quảng cáo

Các bài tập cùng chuyên đề