Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều"

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca

(Thúy Kiều báo ân báo oán SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1

Đoạn trích trên được trích trong phần nào của Truyện Kiều?

  • A
    Gặp gỡ và đính ước
  • B
    Gia biến và lưu lạc
  • C
    Đoàn tụ
  • D
    Phần khác

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích được trích từ phần gia biến và lưu lạc.

Câu 2

Đoạn trích trong phần ngoặc kép là lời của ai?

  • A
    Thúy Kiều
  • B
    Thúy Vân
  • C
    Hoạn Thư
  • D
    Thúc Sinh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trong phần ngoặc kép là lời của Thúy Kiều.

Câu 3

Tâm trạng của Hoạn Thư trong đoạn trích trên là?

  • A
    Vui mừng, hạnh phúc
  • B
    Đau đớn, tuyệt vọng
  • C
    Bình tĩnh, không run sợ
  • D
    Sợ hãi, bất an

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cụm từ “hồn lạc phách xiêu” đã khắc họa tâm trạng sợ hãi, bất an của Họan Thư.

Câu 4

Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” được hiểu là?

  • A
    Những người có tài sắc sẽ nhận được cuộc sống sung sướng.
  • B
    Những người có tài sắc sẽ nhận phải những điều không may trong cuộc sống.
  • C
    Những người ghê gớm, tinh ranh, làm điều ác sẽ nhận lấy điều không hay.
  • D
    Người lương thiện hay giúp đỡ người sẽ được đền đáp xứng đáng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu trên được hiểu: Những người ghê gớm, tinh ranh, làm điều ác sẽ nhận lấy điều không hay.

Câu 5

Đoạn trích trên khắc họa nội dung gì?

  • A
    Lời buộc tội của Thúy Kiều với Hoạn Thư
  • B
    Sự biết ơn của Hoạn Thư dành cho Thúy Kiều
  • C
    Những lập luận của Hoạn Thư để giải oan cho mình
  • D
    Những hình phạt mà Thúy Kiều dành cho Hoạn Thư

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên nói về những hình phạt mà Thúy Kiều dành cho Hoạn Thư.

Quảng cáo

Các bài tập cùng chuyên đề