Đề bài

Trong các loại vật liệu xây dựng thì sắt, thép là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới, được sử dụng làm vật liệu cho công trình xây dựng, đồ dùng hay trong ngành công nghiệp, cơ khí, ...

Các loại sắt, thép xây dựng được chế tạo thành các nhóm hợp kim khác nhau, tùy theo thành phần hóa học của các nguyên tố để tạo ra vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng. Vật liệu sắt thép nhìn chung có nhiều ưu điểm vượt trội hơn những vật liệu truyền thống, tự nhiên như: gỗ, đất, đá,... nhờ chất lượng về độ cứng, độ đàn hồi, tính dễ uốn và độ bền cao. Sắt thép xây dựng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực đời sống và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Câu 1

Luyện gang từ 10 tấn quặng hematit chứa 64% Fe2O3 thu được m tấn gang chứa 2,5% cacbon và tạp chất, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. (Biết C = 12; O = 16; Fe = 56). Giá trị của m là

  • A
    3,91.
  • B
    4,59.
  • C
    5,40.
  • D
    4,48.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Tính khối lượng sắt thu được theo lý thuyết

Bản chất của quá trình luyện gang: Fe2O3 → 2Fe

Vì gang chứa 2,5% cacbon và tạp chất hay chứa 97,5% sắt

\({m_{gang(LT)}} = \dfrac{x}{{97,5\% }}\)

Bước 2: Tính khối lượng sắt thực tế thu được

\({m_{gang(TT)}} = {m_{gang(LT)}}.H \)

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Tính khối lượng sắt thu được theo lý thuyết

Khối lượng Fe2O3 đem luyện gang là 10.64% = 6,4 (tấn)

Xét quá trình luyện gang:

Fe2O3 → 2Fe

 160        2.56  (tấn)

  6,4 →     x     (tấn)

⟹ \({m_{Fe(LT)}} = x = \dfrac{{6,4.2.56}}{{160}} = 4,48\) (tấn)

Vì gang chứa 2,5% cacbon và tạp chất hay chứa 97,5% sắt

⟹ \({m_{gang(LT)}} = \dfrac{x}{{97,5\% }} = 4,59\) (tấn).

Bước 2: Tính khối lượng sắt thực tế thu được

\({m_{gang(TT)}} = {m_{gang(LT)}}.H = 4,59.85\%  = 3,91\) (tấn). (Do H = 85%).

Vậy m = 3,91 (tấn).

Câu 2

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe – Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn

  • A
    sắt đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
  • B
    kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hóa.
  • C
    kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
  • D
    sắt đóng vai trò anot và bị oxi hóa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong pin điện, kim loại nào có tính khử mạnh hơn sẽ đóng vai trò anot (cực âm) và bị oxi hóa.

Lời giải chi tiết :

Trong pin điện Fe – Zn thì Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là anot (cực âm) và bị oxi hóa.

Câu 3

Cho các nhận định sau:

(1) Thép và gang đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó thép có hàm lượng cacbon thấp hơn nhiều so với gang.

(2) Thép thường được luyện từ quặng oxit sắt.

(3) Nguyên tắc sản xuất thép là làm giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Mn,… có trong gang bằng cách khử các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.

(4) Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.

(5) Gang giòn và cứng hơn thép.

Số nhận định đúng

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức tổng hợp về gang và thép.

Lời giải chi tiết :

(2) sai vì gang thường được luyện tử quặng oxit sắt.

(3) sai vì nguyên tắc sản xuất thép là làm giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Mn,… có trong gang bằng cách oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.

Vậy có 3 nhận định đúng là (1), (4) và (5).

Quảng cáo

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Nung nóng hỗn hợp Mg(OH)2 và Fe(OH)2 ngoài không khí cho đến khi khối lượng không thay đổi thu được chất rắn X. X chứa

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Để điều chế FeCl2, người ta có thể dùng cách nào sau đây ?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Trong phòng thí nghiệm, để bảo vệ muối Fe2+ người ta thường cho vào đó

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Phản ứng nào dưới đây không thu được FeO ?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Để điều chế Fe(NO3)2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau ?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho các phản ứng chuyển hóa sau: NaOH + dung dịch X → Fe(OH)2;  Fe(OH)2 + dung dịch Y → Fe2(SO4)3;  Fe2(SO4)3 + dung dịch Z → BaSO4. Các dung dịch X, Y, Z lần lượt là

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Để điều chế Fe(OH)2 trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành như sau: Đun sôi dung dịch NaOH sau đó cho nhanh dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH này. Mục đích chính của việc đun sôi dung dịch NaOH là?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây ?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Khi nhỏ dung dịch Fe(NO3)3 vào dung dịch Na2CO3, hiện tượng xảy ra là

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Dung dịch X có chứa FeSO4, dung dịch Y có chứa Fe2(SO4)3. Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt X và Y là

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư thấy còn 1 phần chất rắn không tan và dung dịch Y. Dung dịch Y chứa

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Hòa tan chất rắn X vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan được Cu và làm mất màu dung dịch KMnO4. X là

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Phản ứng nào sau đây sai :

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hợp chất mà sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho dãy chuyển hoá sau: $F\text{e}\xrightarrow{+X}F\text{e}C{{l}_{3}}\xrightarrow{+Y}F\text{e}C{{l}_{2}}\xrightarrow{+Z}F\text{e}{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}$. X, Y, Z không thể là:

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

$Fe{{(N{{O}_{3}})}_{2}}\xrightarrow{to}X\xrightarrow{+HCl}Y\xrightarrow{+Z}T\xrightarrow{to}X$

Cho các chất: NaCl, KOH, AgNO3, Cu(OH)2. Có bao nhiêu chất có thể thỏa mãn Z trong sơ đồ trên?

Xem lời giải >>