Hỗn hợp X gồm a mol P và b mol S. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng lấy dư 20% so với lượng cần phản ứng thu được dung dịch Y và thoát ra khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Trung hoà dung dịch Y bằng NaOH thì cần bao nhiêu mol?
- Cách 1: Tính toán theo các PTHH
Bước 1: Viết các PTHH của P tác dụng với HNO3 đặc và S tác dụng với HNO3 đặc.
P + 5HNO3 đ \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H3PO4 + 5NO2 + H2O
S + 6HNO3 đ \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
Bước 2: Tính nHNO3 pứ và nHNO3 dư
- Đặt số mol của P, S là a, b
- Từ PTHH, tính nHNO3 pứ và nHNO3 dư
Bước 3: Xác định thành phần dd Y và viết các PTHH khi trung hòa
Bước 4: Tính nNaOH
- Cách 2: Sử dụng bảo toàn e
Bước 1: Tính nHNO3 pư và nHNO3 dư
Áp dụng bảo toàn e: nNO2 = 5nP + 6nS.
Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 pư = nNO2 ⟹ nHNO3 dư = 20%.nHNO3 pư.
Bước 2: Tính nNaOH
Khi trung hòa thì nOH- = nH+ ⟹ nNaOH = 3nH3PO4 + 2nH2SO4 + nHNO3 dư.
Cách 1: Viết PTHH
Bước 1: Viết các PTHH của P tác dụng với HNO3 đặc và S tác dụng với HNO3 đặc.
P + 5HNO3 đ \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H3PO4 + 5NO2 + H2O
a → 5a → a (mol)
S + 6HNO3 đ \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
b → 6b → b (mol)
Bước 2: Tính nHNO3 pứ và nHNO3 dư
- Đặt số mol của P, S là a, b
⟹ nHNO3 pứ = 5a + 6b (mol)
⟹ nHNO3 dư = 20%.nHNO3 pứ = 20%.(5a + 6b) = a + 1,2b (mol)
Bước 3: Xác định thành phần dd Y và viết các PTHH khi trung hòa
- Dung dịch Y gồm \(\left\{ \begin{array}{l}{H_3}P{O_4}:\,\,a\left( {mol} \right)\\{H_2}S{O_4}:b\left( {mol} \right)\\HN{O_3}:a + 1,2b\left( {mol} \right)\end{array} \right.\)
- Các phản ứng xảy ra khi trung hòa:
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
Bước 4: Tính nNaOH
- nNaOH = 3nH3PO4 + 2nH2SO4 + nHNO3 dư = 3a + 2b + (a + 1,2b) = 4a + 3,2b (mol)
Cách 2: Sử dụng bảo toàn e
Bước 1: Tính nHNO3 pư và nHNO3 dư
- Đặt số mol của P, S là a, b
- Khi X + HNO3: \(\left\{ \begin{array}{l}P\left( a \right)\\S\left( b \right)\end{array} \right. + HN{O_3} \to \left\{ \begin{array}{l}{H_3}P{O_4}\left( a \right)\\{H_2}S{O_4}\left( b \right)\\HN{O_3}du\end{array} \right. + N{O_2} + {H_2}O\)
- Áp dụng bảo toàn e: 5nP + 6nS = nNO2 = 5a + 6b (mol)
- Bảo toàn nguyên tố N: nHNO3 pư = nNO2 = 5a + 6b (mol)
⟹ nHNO3 dư = 20%.(5a + 6b) = a + 1,2b (mol)
Bước 2: Tính nNaOH
- Khi trung hòa thì nOH- = nH+
⟹ nNaOH = 3nH3PO4 + 2nH2SO4 + nHNO3 dư = 3.a + 2.b + (a + 1,2b) = 4a + 3,2b (mol).
Đáp án : D
Các bài tập cùng chuyên đề
Tổng hệ số cân bằng của các chất trong phản ứng dưới đây là :
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :
Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng sau là :
FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
Cho sơ đồ phản ứng : Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O
Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O và N2 là 3 : 2. Tỉ lệ mol nAl : nN2O : nN2 lần lượt là
Cho 0,05 mol Mg phản ứng vừa đủ với HNO3 giải phóng ra V lít khí N2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
Cho 19,2 gam kim loại M tan trong dung dịch HNO3 dư được 4,48 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). M là
Hoà tan hết 5,4 gam kim loại M trong HNO3 dư được 8,96 lít khí đktc gồm NO và NO2, dX/H2 = 21. Tìm M biết rằng N+2 và N+4 là sản phẩm khử của N+5
Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 dư được 6,72 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe lần lượt là
Hoà tan hết m gam Al vào dung dịch HNO3 dư được 0,01 mol NO và 0,015 mol N2O là các sản phẩm khử của N+5. Giá trị của m là
Cho 6,4 gam Cu tan vừa đủ trong 200ml dung dịch HNO3 thu được khí X gồm NO và NO2, dX/H2 = 18 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Nồng độ mol/lít của dung dịch HNO3 đã dùng là
Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Khối lượng muối trong dung dịch là
Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc, khí duy nhất) và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Zn và ZnO trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy không có khí bay ra và trong dung dịch chứa 113,4 gam Zn(NO3)2 và 8 gam NH4NO3. Phần trăm khối lượng Zn trong X là
Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là
Cho 20,88 gam FexOy phản ứng với dung dịch HNO3 dư được 0,672 lít khí B (đktc, là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Trong dung dịch X có 65,34 gam muối. Oxit của sắt và khí B là
Hoà tan đến phản ứng hoàn toàn 0,1 mol FeS2 vào HNO3 đặc nóng dư. Thể tích NO2 bay ra (ở đktc, biết rằng N+4 là sản phẩm khử duy nhất của N+5) là
Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là
Cho 19,2 gam Cu phản ứng với 500 ml dung dịch NaNO3 1M và 500 ml HCl 2M. Tính thể tích khí NO thoát ra (đktc) biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 :
Cho 4,8 gam S tan hết trong 100 gam HNO3 63% thu được NO2 (sản phẩm khử duy nhất, khí duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan hết tối đa bao nhiêu gam Cu (biết sản phẩm khử sinh ra là NO2) ?
Cho 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho 6,4 gam Cu phản ứng với 120 ml dung dịch HNO3 1M được a lít NO.
Thí nghiệm 2: Cho 6,4 gam Cu phản ứng với 120 ml dung dịch HNO3 1M và H2SO4 0,5M được b lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Mối liên hệ giữa a và b là