Đề bài

Một bạn tiến hành thí nghiệm như sau:

Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.

Lần đo

Độ cao của đinh so với cát

(Tính bằng cm)

Độ  ngập sâu của đinh trong cát (Tính bằng cm)

1

10

1,7

2

20

2,1

3

30

2,5

Ghi lại được các kết quả đo ở bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:

Câu 1

So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó (lần 2 với lần 1 và lần 3 với lần 2)

  • A

    chênh lệch nhau 0,4 cm

  • B

    chênh lệch nhau 0,8 cm

  • C

    chênh lệch nhau 10 cm

  • D

    chênh lệch nhau 0,5 cm

Đáp án : A

Phương pháp giải

Sử dụng bảng số liệu.

Lời giải của GV Loigiaihay.com

- Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần đo thứ hai lớn hơn 2,1 – 1,7 = 0,4 cm so với lần 1

- Độ ngập sâu của đinh sắt ở lần đo thứ ba lớn hơn 2,5 – 2,1 = 0,4 cm so với lần 2 

Câu 2

Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?

  • A

    Nhiệt năng

  • B

    Động năng

  • C

    Thế năng

  • D

    Quang năng

Đáp án : B

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu là động năng.

Câu 3

Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?

  • A

    Khi vật ở độ cao lớn nhất thì có thế năng lớn nhất nên tác dụng lực mạnh nhất

  • B

    Khi vật ở độ cao lớn nhất thì có thế năng nhỏ nhất nên tác dụng lực mạnh nhất

  • C

    Khi vật ở độ cao lớn nhất thì lực cản không khí nhỏ

  • D

    Cả ba đáp án đều đúng.

Đáp án : A

Lời giải của GV Loigiaihay.com

Vật càng ở cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. Do năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. Thế năng hấp dẫn càng lớn thì tác dụng lực lên độ sâu của cát càng lớn. Do đó, đinh ngập sau nhất trong cát khi thả từ độ cao lớn nhất.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Ghép tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với phần mô tả ở cột B.

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Trong ba cách đun nước ở hình bên, cách đun trong hình nào ít hao phí năng lượng nhất?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Khi máy tính đang hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ máy nóng lên là gì? Nó có ích hay hao phí?

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Các nhà sản xuất ô tô và các phương tiện giao thông khác (như tàu hỏa, máy bay, mô tô, canô, …) luôn quan tâm đến việc cải tiến kiểu dáng bên ngoài của chúng (hình vẽ). Việc cải tiến kiểu dáng hợp lí cho các loại phương tiện giao thông đó đã đem lại những lợi ích gì?

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Khi đi xe đạp, bộ phận nào của xe đạp có thể xảy ra sự hao phí năng lượng nhiều nhất?

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Cho các câu dưới đây:

a) Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng.

b) Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí

c) Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.

d) Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.

e) Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí

Số phát biểu đúng là?

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Câu nào sau đây không đúng?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao h1 = 2 km với vận tốc v1 = 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao h2 = 3 km với vận tốc v2 = 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?

(với \({{\rm{W}}_1},{{\rm{W}}_2}\) lần lượt là cơ năng của máy bay 1 và máy bay 2).

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Hãy nêu sự phụ thuộc của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Dạng  năng lượng có liên quan đến hoạt động được mô tả trong hình sau:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Quan sát thí nghiệm trong vẽ, sau khi buông vật 1, nó chuyển động xuống phía dưới và va chạm với vật 2, đẩy vật 2 chuyển động. Chọn đáp án sai?

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? Chọn đáp án chính xác nhất.

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng nào?

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Chọn đáp án sai?

Người ta phân loại năng lượng theo những tiêu chí nào?

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho các dạng năng lượng sau: Động năng của vật, năng lượng của gió đang thổi, năng lượng ánh sáng, năng lượng điện.

Các năng lượng trên thuộc nhóm năng lượng nào?

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng nào?

Xem lời giải >>