Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Lưu Quang Vũ)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
tự sự
miêu tả
nghị luận
biểu cảm
Đáp án : D
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học.
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Nếu cuộc đời bằng phẳng hơn, con người sẽ có nhiều cơ hội khám phá năng lực của bản thân
Nếu cuộc đời quá bằng phẳng, con người sẽ không có cơ hội thể hiện mình; không khám phá được hết những gì bản thân có.
Nếu cuộc đời không bằng phẳng thì con người rất khó để thành công.
Tất cả các đáp án trên
Đáp án : B
Xem lại nội dung hai câu thơ
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
- “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, để chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó con người không có cơ hội để thể hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ hai khổ thơ đầu
Chọn đáp án không phù hợp:
Liệt kê
Điệp ngữ
So sánh
Đối
Đáp án : C
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Điệp ngữ, liệt kê, đối (đục - trong, cao - thấp, phàm tục - tu hành, vẫn chảy, vẫn xanh…)
- Tác dụng của các biện pháp tu từ: Từ những điều tất yếu trong cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luật của nó. Mặt khác giúp câu thơ có nhịp điệu, sinh động hơn .
Thông điệp rút ra từ hai câu thơ cuối của văn bản?
Hãy sống thật với chính bản thân mình, cuộc sống hiện tại.
Ai cũng có quyền được hưởng hạnh phúc
Hạnh phúc chỉ dành cho người xứng đáng
Tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi con người.
Đáp án : B
Xem lại nội dung hai câu thơ
Thông điệp được gửi gắm qua hai câu thơ: “hạnh phúc” trong cuộc đời này không dành cho riêng ai, bất cứ ai cũng đều xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
Các bài tập cùng chuyên đề