Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“(...) Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.
Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa?
Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như chúng ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không? Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp, cách thức, dũng cảm để đối đầu.
(…) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt vơi những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt với thách thức để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất không thể thiếu của công dân thế kỷ XXI...”
(Bài phát biểu khai giảng - Thầy Nguyễn Minh Quý - THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng 05/09/2017)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Nghị luận
Đáp án : D
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Trong đoạn trích người viết đã chỉ ra những thách thức gì mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỷ XXI?
Chọn đáp án không phù hợp:
Nền kinh tế biến động, gặp nhiều khó khăn
Những biến đổi khí hậu bất thường
Nguồn tài nguyên cạn kiệt
Định hướng, nhu cầu nghề nghiệp thay đổi
Đáp án : A
Xem lại nội dung văn bản
- Những thách thức mà thế hệ trẻ phải đối mặt ở thế kỉ 21 là: Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động: những biến đổi khí hậu bất thường, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai.
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?
So sánh, ẩn dụ
So sánh, câu hỏi tu từ
Câu hỏi tu từ, liệt kê
So sánh, liệt kê
Đáp án : B
Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, câu hỏi tu từ
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sự băn khoăn, trăn trở của tác giả trước cuộc cách mạng 4.0 liệu thế hệ trẻ có vươn mình trỗi dậy hay vẫn để bản thân tụt hậu như cuộc cách mạng 3.0
+ Đồng thời câu hỏi ấy cũng như một lời thúc giục, niềm tin của tác giả đặt vào thế hệ trẻ sẽ vươn lên mạnh mẽ, làm chủ trong thời đại 4.0
Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn văn thứ 3 và 4 của văn bản?
Dũng cảm đấu tranh cho quyền lợi của bản thân
Dũng cảm theo đuổi đam mê
Dũng cảm đối diện với bản thân và những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Học cách chấp nhận sự thất bại
Đáp án : C
Dựa vào nội dung văn bản và rút ra thông điệp.
Thông điệp: Dũng cảm đối diện với bản thân và những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Các bài tập cùng chuyên đề