Đề bài

Nội dunh chính của đoạn trích dưới đây?

“/…/ Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới.

Giá các nhà thơ mới cứ viết những câu thơ như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy. Nhưng chính Xuân Diệu còn viết:

Người giai nhân: bến đợi dưới cây già;

Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt.

Và một nhà thơ cũ tả cảnh thu lại có những câu nhí nhảnh và lả lơi:

Ôi cảnh! Cảnh cũng ưa người nhì!

Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?

Giá trong thơ cũ chỉ có những trần ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng,

những bài thơ vịnh hết cái này đến cái nọ, mà các nhà thơ mới lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy. Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy.

Âu là ta đành phải nhận rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế

hệ chúng ta. Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ. Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể.

(Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh)

Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới

Tinh thần thơ mới: chữ tôi

Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó

Đáp án

Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới

Nội dung chính: Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới.

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Một thời đại trong thi ca của tác giả nào?

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Một thời đại trong thi ca trích từ tác phẩm nào?

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Một thời đại trong thi ca thuộc thể loại:

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Giá trị nội dung của tác phẩm Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh:

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của tác phẩm Một thời đại trong thi ca:

Xem lời giải >>