Đề bài

Phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số $y = {x^3} - 3{x^2} + 1$ là:

  • A.

    $y =  - 2x + 1$

  • B.

    $y = 2x - 1$ 

  • C.

    $y =  - 2x - 1$ 

  • D.

    $y = 2x + 1$ 

Phương pháp giải :

Cách 1:

+) Tìm các điểm cực trị của đồ thị hàm số theo quy tắc 1 :

Quy tắc 1:

- Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số.

- Bước 2: Tính $f'\left( x \right)$, tìm các điểm tại đó $f'\left( x \right) = 0$ hoặc không xác định.

- Bước 3: Lập bảng biến thiên và kết luận.

+ Tại các điểm mà đạo hàm đổi dấu từ âm sang dương thì đó là điểm cực tiểu của hàm số.

+ Tại các điểm mà đạo hàm đổi dấu từ dương sang âm thì đó là điểm cực đại của hàm số.

+) Phương trình chính tắc của đường thẳng đi qua 2 điểm $A\left( {{x_1};{y_1}} \right),B\left( {{x_2};{y_2}}\right)$ (với ${x_1} \ne {x_2};{y_1} \ne {y_2}$) là :$\dfrac{{x - {x_1}}}{{{x_2} - {x_1}}} = \dfrac{{y - {y_1}}}{{{y_2} - {y_1}}}$

Cách 2:

Muốn tìm phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của hàm số ta lấy \(y\) chia cho \(y’\) và lấy phần dư.

Cách 3: Sử dụng MTCT cho hàm bậc 3 (Chỉ sử dụng khi đã được học chương số phức)

Bước 1: Tính y' và y''

Bước 2: Bấm máy và sử dụng chức năng CALC

Mode 2 và nhập: $y-\dfrac{y'.y''}{18a}$

Trong đó a là hệ số của $x^3$

Bấm tiếp: CALC + SHIFT+ "$i$"  "="

Với $i$ là đơn vị ảo (số phức) trên máy tính.

Bước 3: Kết luận

Kết quả nhận được có dạng $ a+bi $ thì phương trình đường thẳng cần tìm là $y=bx+a$

Lời giải chi tiết :

Cách 1:

$y' = 3{x^2} - 6x$ ;

$y' = 0 \Leftrightarrow 3x\left( {x - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{gathered}x = 0 \Rightarrow y = 1 \hfill \\x = 2 \Rightarrow y =  - 3 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Từ đây suy ra hai điểm cực trị có tọa độ $A\left( {0,1} \right)$$B\left( {2, - 3} \right).$

Phương trình  đường thẳng qua hai điểm $A, B$ là: $\dfrac{{x - 0}}{{2 - 0}} = \dfrac{{y - 1}}{{ - 3 - 1}}$ $\Leftrightarrow  - 4x = 2\left( {y - 1} \right) \Leftrightarrow y =  - 2x + 1.$

Cách 2:

Ta có $y' = 3{x^2} - 6x$

Khi đó ${x^3} - 3{x^2} + 1 $ $= \left( {3{x^2} - 6x} \right)\left( {\dfrac{1}{3}x - \dfrac{1}{3}} \right) - 2x + 1$

Vậy đường thẳng đi qua hai điểm cực trị của đồ thị hàm số là $y =  - 2x + 1$

Cách 3:

Bước 1:

$y'=3x^2-6x$; $y''=6x-6$

Bước 2:

Bước 3: Ta được a=1 và b=-2

Vậy đường thẳng là: $y=-2x+1$

Đáp án : A

Các bài tập cùng chuyên đề

Bài 1 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có đạo hàm trên $\left( {a;b} \right)$. Nếu $f'\left( x \right)$ đổi dấu từ âm sang dương qua điểm ${x_0}$ thuộc \((a;b)\) thì

Xem lời giải >>
Bài 2 :

Giả sử $y = f\left( x \right)$ có đạo hàm cấp hai trên $\left( {a;b} \right)$. Nếu $\left\{ \begin{gathered}f'\left( {{x_0}} \right) = 0 \hfill \\ f''\left( {{x_0}} \right) > 0 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$ thì 

Xem lời giải >>
Bài 3 :

Nếu ${x_0}$ là điểm cực tiểu của hàm số thì $f\left( {{x_0}} \right)$ là:

Xem lời giải >>
Bài 4 :

Nếu ${x_0}$ là điểm cực đại của hàm số thì $\left( {{x_0};f\left( {{x_0}} \right)} \right)$ là:

Xem lời giải >>
Bài 5 :

Cho các phát biểu sau:

1. Hàm số $y = f\left( x \right)$ đạt cực đại tại ${x_0}$ khi và chỉ khi đạo hàm đổi dấu từ dương sang âm qua ${x_0}$.

2. Hàm số $y = f\left( x \right)$ đạt cực trị tại ${x_0}$ khi và chỉ khi ${x_0}$ là nghiệm của đạo hàm.

3. Nếu $f'\left( {{x_0}} \right) = 0$ và $f''\left( {{x_0}} \right) = 0$ thì ${x_0}$ không phải là cực trị của hàm số $y = f\left( x \right)$ đã cho.

4. Nếu $f'\left( {{x_0}} \right) = 0$ và $f''\left( {{x_o}} \right) > 0$ thì hàm số đạt cực đại tại ${x_0}$.

Các phát biểu đúng là:

Xem lời giải >>
Bài 6 :

Điều kiện để hàm số bậc ba không có cực trị là phương trình $y' = 0$ có:

Xem lời giải >>
Bài 7 :

Chọn phát biểu đúng:

Xem lời giải >>
Bài 8 :

Số điểm cực trị của đồ thị hàm số $y = \dfrac{{x - 1}}{{2 - x}}$ là:

Xem lời giải >>
Bài 9 :

Hàm số nào sau đây không có cực trị?

Xem lời giải >>
Bài 10 :

Hàm số $f\left( x \right) = 2\sin 2x - 3$ đạt cực tiểu tại:

Xem lời giải >>
Bài 11 :

Đồ thị hàm số nào sau đây có $3$ điểm cực trị?

Xem lời giải >>
Bài 12 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có đạo hàm $f'\left( x \right) = \left( {x -1}\right)\left({{x^2}- 2} \right)\left( {{x^4} - 4} \right)$. Số điểm cực trị của hàm số $y = f\left( x \right)$ là:

Xem lời giải >>
Bài 13 :

Đồ thị hàm số $y = {x^3} - 3x + 2$ có $2$ điểm cực trị $A,\;B.$ Diện tích tam giác $OAB\;$ với $O(0;0)$ là gốc tọa độ bằng:

Xem lời giải >>
Bài 14 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên trên khoảng $\left( {0;2} \right)$ như sau:

Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng:

Xem lời giải >>
Bài 15 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau:

Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai:

Xem lời giải >>
Bài 16 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như sau. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

Xem lời giải >>
Bài 17 :

Cho hàm số $y = f\left( x \right)$ có bảng biến thiên như hình bên dưới, chọn khẳng định sai:

Xem lời giải >>
Bài 18 :

Hàm số $y = {x^3} - 3x^2 + 4$ đạt cực tiểu tại:

Xem lời giải >>
Bài 19 :

Cho hàm số $y = \dfrac{{ - {x^2} + 3x + 6}}{{x + 2}}$, chọn kết luận đúng:

Xem lời giải >>
Bài 20 :

Cho hàm số bậc hai $y = f\left( x \right)$ có đồ thị như hình vẽ bên, một hàm số $g\left( x \right)$ xác định theo $f\left( x \right)$ có đạo hàm $g'\left( x \right) = f\left( x \right) + m$. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ để hàm số $g\left( x \right)$ không có cực trị.                     

Xem lời giải >>