TUYENSINH247 TẶNG MIỄN PHÍ BỘ ĐỀ ÔN THI CUỐI HK1

Từ lớp 3 - lớp 12, có đáp án chi tiết

NHẬN NGAY
Xem chi tiết

Bài C5 trang 16 SGK Vật lí 9

Cho hai điện trở R1 = R2 = 30 Ω...

Quảng cáo

Đề bài

Cho hai điện trở \(R_1=R_2= 30 Ω\) được mắc như sơ đồ hình 5.2a. 

a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó. 

b) Nếu mắc thêm một điện trở \(R_3= 30 Ω\) vào đoạn mạch trên như sơ đồ hình 5.2b thì điện trở tương đương của đoạn mạch mới bằng bao nhiêu? So sánh điện trở đó với mỗi điện trở thành phần.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Điện trở tương đương của đoạn mạch song song: \(\displaystyle{1 \over {{R_{td}}}} = {1 \over {{R_1}}} + {1 \over {{R_2}}}\)

Lời giải chi tiết

a) Gọi \(R_{tđ}\) là điện trở tương đương của mạch đó, ta có \(R_1\) và \(R_2\) mắc song song với nhau nên:

\(\displaystyle{1 \over {{R_{tđ}}}} = {1 \over {{R_1}}} + {1 \over {{R_2}}} \\\Rightarrow {R_{tđ}} = \displaystyle{{{R_1}{R_2}} \over {{R_1} + {R_2}}} = {{30.30} \over {30 + 30}} = 15\Omega \)

b)

+ Gọi \(R\) là điện trở tương đương của đoạn mạch mới, ta có mạch mới được coi gồm \(R_{12}\) mắc song song với \(R_3\), suy ra:

\(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_{12}}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}}\)

Mặt khác, \(\dfrac{1}{{{R_{12}}}} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}}\)

Ta suy ra: \(\dfrac{1}{R} = \dfrac{1}{{{R_1}}} + \dfrac{1}{{{R_2}}} + \dfrac{1}{{{R_3}}}\)

\( \Rightarrow R = \dfrac{{{R_1}{R_2}{R_3}}}{{{R_2}{R_3} + {R_1}{R_3} + {R_1}{R_2}}} \\= \dfrac{{30.30.30}}{{30.30 + 30.30 + 30.30}} = 10\Omega \)

+ So sánh: Điện trở tương đương nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần: \(R<R_1;R<R_2,R<R_3\)

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close