Giải bài 4 trang 44 SGK Giải tích 12Bằng cách khảo sát hàm số, hãy tìm số nghiệm của các phương trình sau: Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Bằng cách khảo sát hàm số, hãy tìm số nghiệm của các phương trình sau: LG a \({x^3}-3{x^2} + 5 = 0\); Phương pháp giải: +) Khảo sát sự biến thiên của các hàm số \(y=f\left( x \right)\) lập bảng biến thiên, vẽ đồ thị hàm số. +) Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right)=a\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) với đường thẳng \(y=a.\) +) Khi đó dựa vào đồ thị hàm số để xác định số giao điểm và kết luận. Lời giải chi tiết: Xét hàm số: \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+5\) +) Tập xác định: \(D=R.\) +) Sự biến thiên: Ta có: \(y'=3{{x}^{2}}-6x\Rightarrow y'=0\) \(\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-6x=0\) \(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=2 \\ \end{align} \right..\) Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left(- \infty ;0 \right)\) và \(\left( 2;+\infty \right)\); hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 0;\ 2 \right).\) Hàm số đạt cực đại tại \(x=0;\ \ {{y}_{CD}}=5.\) Hàm số đạt cực tiểu tại \(x=2;\ \ {{y}_{CT}}=1.\) +) Giới hạn: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = - \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty \) Bảng biến thiên: +) Đồ thị hàm số:
Đồ thị hàm số cắt trục \(Oy\) tại điểm \(\left( 0;\ 5 \right).\) Số nghiệm của phương trình \({{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+5=0\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+5\) và trục hoành. Từ đồ thị hàm số ta thấy đồ thị hàm số giao với trục hoành tại 1 điểm duy nhất. Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất. LG b \(- 2{x^3} + 3{x^2}-2 = 0\) ; Phương pháp giải: Xét phương trình tương đương, sau đó: +) Khảo sát sự biến thiên của các hàm số \(y=f\left( x \right)\) lập bảng biến thiên, vẽ đồ thị hàm số. +) Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right)=a\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) với đường thẳng \(y=a.\) +) Khi đó dựa vào đồ thị hàm số để xác định số giao điểm và kết luận. Lời giải chi tiết: \(-2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2=0.(*)\) Ta có: (*) \(\Leftrightarrow 2{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}=-2.\) Xét hàm số: \(y=2{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}.\) Tập xác định: \(D=R.\) Ta có: \(y'=6{{x}^{2}}-6x\) \(\Rightarrow y'=0\Leftrightarrow 6{{x}^{2}}-6x=0\) \(\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0 \\ & x=1 \\ \end{align} \right..\) Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty ;\ 0 \right)\) và \(\left( 1;+\infty \right);\) nghịch biến trên khoảng \(\left( 0;\ 1 \right).\) Hàm số đạt cực đại tại \(x=0;\ \ {{y}_{CD}}=0.\) Hàm số đạt cực tiểu tại \(x=1;\ {{y}_{CT}}=-1.\) Giới hạn: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = - \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = + \infty \) Bảng biến thiên:
Đồ thị:
Số nghiệm của phương trình \(-2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2=0\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=2{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}\) và đường thẳng \(y=-2.\) Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy đường thẳng \(y=-2\) cắt đồ thị hàm số \(y=2{{x}^{3}}-3{{x}^{2}}\) tại 1 điểm duy nhất. Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất. Cách khác: Xét hàm số \(y = {\rm{ }}f\left( x \right) = - 2{x^3}\; + {\rm{ }}3{x^2}-2.\) - TXĐ: \(D = \mathbb R\) - Sự biến thiên: + Chiều biến thiên: \(\begin{array}{*{20}{l}} + Giới hạn: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f\left( x \right) = + \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = - \infty \) + Bảng biến thiên: - Đồ thị:
Đồ thị hàm số \(y = f(x)\) cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất ⇒ phương trình \(f(x) = 0)\) có nghiệm duy nhất. Vậy phương trình \( - 2{x^3}\; + 3{x^2}\; -2 = 0\) chỉ có một nghiệm. LG c \(2{x^2}-{x^4} = - 1\). Phương pháp giải: +) Khảo sát sự biến thiên của các hàm số \(y=f\left( x \right)\) lập bảng biến thiên, vẽ đồ thị hàm số. +) Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right)=a\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) với đường thẳng \(y=a.\) +) Khi đó dựa vào đồ thị hàm số để xác định số giao điểm và kết luận. Lời giải chi tiết: \(2{{x}^{2}}-{{x}^{4}}=-1.\) Xét hàm số: \(y=2{{x}^{2}}-{{x}^{4}}.\) Tập xác định: \(D=R.\) Sự biến thiên: \(y'=4x-4{{x}^{3}}\Rightarrow y'=0\) \(\Leftrightarrow 4x-4{{x}^{3}}=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}& x=0 \\ & x=\pm 1 \\ \end{align} \right..\) Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( -\infty ;\ -1 \right)\) và \(\left( 0;\ 1 \right);\) hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -1;\ 0 \right)\) và \(\left( 1;+\infty \right).\) Hàm số đạt cực đại tại hai điểm \(x=-1\) và \(x=1;\ \ {{y}_{CD}}=1.\) Hàm số đạt cực tiểu tại \(x=0;\ {{y}_{CT}}=0.\) Giới hạn:\(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = - \infty ,\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = - \infty \) Bảng biến thiên:
Đồ thị:
Số nghiệm của phương trình \(2{{x}^{2}}-{{x}^{4}}=-1\) là số giao điểm của đồ thị hàm số \(y=2{{x}^{2}}-{{x}^{4}}\) và đường thẳng \(y=-1.\) Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy đường thẳng \(y=-1\) cắt đồ thị hàm số \(y=2{{x}^{2}}-{{x}^{4}}\) tại hai điểm phân biệt. Vậy phương trình đã cho có 2 nghiệm phân biệt. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|