Bài 30 trang 76 SGK Toán 6 tập 1So sánh:a) 1763 + (-2) và 1763;b) (-105) + 5 và -105;c) (-29) + (-11) và -29. Quảng cáo
Đề bài So sánh: a) \(1763 + (-2)\) và \(1763\); b) \((-105) + 5\) và \(-105\); c) \((-29) + (-11)\) và \(-29\). Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn. Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả. Lời giải chi tiết a) \(1763 + (-2) =1763-2\)\(=1761< 1763\) Vậy \(1763 + (–2) < 1763\) b) \((-105) + 5=-(105-5)\)\(=-100 > -105\) Vậy \((–105) + 5 > (–105)\) (Giải thích chỗ so sánh \(-100\) và \(-105\): Ta có \(|–100| = 100, |–105| = 105.\) Mà \(100 < 105\) nên \((–100) > (–105))\) c) \((-29) + (-11)=-(29+11)\)\(=-40 < -29.\) Vậy \((–29) + (–11) < (–29)\) (Giải thích chỗ so sánh \(-40\) và \(-29\): Ta có \(|–40| = 40, |–29| = 29.\) Mà \(40 > 29\) nên \((–40) < (–29))\) * Rút ra nhận xét: Khi ta cộng một số nguyên với một số nguyên âm bất kì được kết quả nhỏ hơn số nguyên ban đầu. Khi ta cộng một số nguyên với một số nguyên dương bất kì được kết quả lớn hơn số nguyên ban đầu. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|