GIẢM 35% HỌC PHÍ + TẶNG KÈM SỔ TAY KIẾN THỨC ĐỘC QUYỀN
Bài 3 trang 67 SGK Toán 8 tập 1Ta gọi tứ giác ABCD trên hình 8 có AB = AD Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Ta gọi tứ giác ABCD trên hình 8 có AB=AD,CB=CD là hình "cái diều" LG a. Chứng minh rằng AC là đường trung trực của BD. Phương pháp giải: Áp dụng: Tính chất: Một điểm thuộc đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó. Lời giải chi tiết: Ta có: AB=AD (giả thiết) ⇒A thuộc đường trung trực của BD (Theo tính chất một điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng thì thuộc đường trung trực của đoạn thẳng đó). CB=CD (giả thiết) ⇒C thuộc đường trung trực của BD (Theo tính chất một điểm cách đều hai đầu của đoạn thẳng thì thuộc đường trung trực của đoạn thẳng đó). Vậy AC là đường trung trực của BD. LG b. Tính ˆB;ˆD biết rằng ˆA=1000;ˆC=600. Phương pháp giải: Áp dụng: - Định lý: Tổng các góc của một tứ giác bằng 3600 - Tính chất hai tam giác bằng nhau. Lời giải chi tiết: Xét ∆ABC và ∆ADC có: +) AB=AD (giả thiết) +) BC=DC (giả thiết) +) AC cạnh chung Suy ra ∆ABC=∆ADC (c.c.c) ⇒ˆB=ˆD (hai góc tương ứng) Xét tứ giác ABCD, ta có: ˆB+^BCD+ˆD+^BAD=3600 (Định lí tổng các góc của một tứ giác). ⇒ˆB+ˆD=3600−(^BCD+^BAD)=3600−(600+1000)=2000Mà ˆB=ˆD (chứng minh trên) ⇒ˆB+ˆB=2000⇒2ˆB=2000 Do đó ˆB=ˆD=2000:2=1000.
Quảng cáo
|