Bài 3 trang 33 SGK Vật lí 9

Một bóng đèn có điện trở R1 = 600Ω được mắc song song ...

Quảng cáo

Đề bài

Một bóng đèn có điện trở R1 = 600Ω được mắc song song với bóng đèn thứ hai có điện trở R2 = 900Ω vào hiệu điện thế UMN = 220V như sơ đồ hình 11.2. Dây nối từ M tới A và từ N tới B là dây đồng, có chiều dài tổng cộng là l = 200m và có tiết diện S = 0,2mm2 . Bỏ qua điện trở của dây nối từ hai bóng đèn tới A và B.

a) Tính điện trở của đoạn mạch MN.

b) Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu của mỗi đèn.

GỢI Ý CÁCH GIẢI

a) Tính điện trở của toàn bộ đoạn mạch :

- Tính điện trở tương đương của hai bóng đèn R12 mắc song song.

- Tính điện trở Rd của dây nối.

- Điện trở RMN của đoạn mạch là điện trở tương đương của R12 nối tiếp với Rd. Từ đó suy ra RMN.

b) Tính hiệu điện thế dặt vào hai đầu mỗi đèn.:

- Tính cường độ I của dòng điện mạch chính.

- Từ đó tính hiệu điện thế đặt trên mỗi đèn U1 , U2.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Hệ thức định luật Ôm: I = U/R

- Sử dụng công thức của đoạn mạch mắc nối tiếp và song song

- Điện trở của dây dẫn: \(R = {{\rho l} \over S}\)

Lời giải chi tiết

Tóm tắt

\({R_1}//{R_2}\)

\({R_1} = 600\Omega ;{R_2} = 900\Omega \)

\({U_{MN}} = 220V\)

\(l = 200m;S = 0,2m{m^2}\)

\(\begin{array}{l}{R_{tm}} = ?\\{U_1} = ?;{U_2} = ?\end{array}\)

Lời giải

a)

+ Điện trở của dây nối từ M tới A và từ N tới B là: 

\({R_d} = \rho \displaystyle{l \over S} = {1,7.10^{ - 8}}.{{200} \over {{{0,2.10}^{ - 6}}}} = 17\Omega {\rm{ }}\)

+ Điện trở tương đương của hai bóng đèn R1 và R2 mắc song song là: 

\({R_{12}} = \displaystyle{{{R_1}{R_2}} \over {{R_1} + {R_2}}} = {{600.900} \over {600 + 900}} = 360\Omega \)

+ Điện trở của đoạn mạch MN là \(R_{MN}=R_{d}+R_{12}= 17 + 360 = 377Ω\). 

b)

+ Cách 1:

Cường độ dòng điện mạch chính là: \(I = \displaystyle{U \over {{R_{MN}}}} = {{220} \over {377}} = 0,584A\)

=> Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là: \(U_1=U_2=I.R_{12}= 0,584.360 = 210V\)

+ Cách 2:

Vì dây nối từ M tới A và từ N tới B coi như một điện trở tổng cộng bên ngoài \({R_d}\) mắc nối tiếp với cụm hai đèn \(\left( {{R_1}//{R_2}} \right)\) nên ta có hệ thức:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{{U_d}}}{{{U_{12}}}} = \dfrac{{{R_d}}}{{{R_{12}}}} = \dfrac{{17}}{{360}}\\ \Rightarrow {U_d} = \dfrac{{17}}{{360}}{U_{12}}\end{array}\)

(Trong đó \({U_{12}}\) - là hiệu điện thế hai đầu mỗi đèn: \({U_{12}} = {U_{D1}} = {U_{D2}}\))

Mà \({U_d} + {U_{12}} = {U_{MN}} = 220V\)

Ta suy ra:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{17}}{{360}}{U_{12}} + {U_{12}} = 220V\\ \Rightarrow {U_{12}} = 210V\end{array}\)  

Vậy hiệu điện thế đặt vào hai đầu của mỗi đèn là \({U_{D1}} = {U_{D2}} = 210V\)

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 32 SGK Vật lí 9

    Giải bài 2 trang 32 SGK Vật lí 9. Một bóng đèn khi sáng hơn binh thường có điện trở R1 = 7,5Ω và cường độ

  • Bài 1 trang 32 SGK Vật lí 9

    Một dây dẫn bằng nicrom dài 30m, tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220v. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close