Bài 22 trang 46 SGK Toán 8 tập 1Áp dụng quy tắc đổi dấu để các phân thức có cùng mẫu thức rồi làm tính cộng phân thức. Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Áp dụng quy tắc đổi dấu để các phân thức có cùng mẫu thức rồi làm tính cộng phân thức: LG a. \( \dfrac{2x^{2}-x}{x-1}+\dfrac{x+1}{1-x}+\dfrac{2-x^{2}}{x-1}\); Phương pháp giải: Áp dụng quy tắc đổi dấu, quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu. \(A=-(-A)\) \(\dfrac{A}{B} = \dfrac{{ - A}}{{ - B}}\) \( \dfrac{A}{B}+\dfrac{C}{B}=\dfrac{A+C}{B}\) Lời giải chi tiết: \( \dfrac{2x^{2}-x}{x-1}+\dfrac{x+1}{1-x}+\dfrac{2-x^{2}}{x-1}\) \(= \dfrac{2x^{2}-x}{x-1}+\dfrac{-(x+1)}{-(1-x)}+\dfrac{2-x^{2}}{x-1}\) \(=\dfrac{2x^{2}-x}{x-1}+\dfrac{-x-1}{x-1}+\dfrac{2-x^{2}}{x-1}\) \(=\dfrac{2x^{2}-x-x-1+2-x^{2}}{x-1}\) \(=\dfrac{x^{2}-2x+1}{x-1}=\dfrac{{{{\left( {x - 1} \right)}^2}}}{{x - 1}}=x-1\) LG b. \( \dfrac{4-x^{2}}{x-3}+\dfrac{2x-2x^{2}}{3-x}+\dfrac{5-4x}{x-3}\). Phương pháp giải: Áp dụng quy tắc đổi dấu, quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu. \(A=-(-A)\) \(\dfrac{A}{B} = \dfrac{{ - A}}{{ - B}}\) \( \dfrac{A}{B}+\dfrac{C}{B}=\dfrac{A+C}{B}\) Lời giải chi tiết: \( \dfrac{4-x^{2}}{x-3}+\dfrac{2x-2x^{2}}{3-x}+\dfrac{5-4x}{x-3}\) \( =\dfrac{4-x^{2}}{x-3}+\dfrac{-(2x-2x^{2})}{-(3-x)}+\dfrac{5-4x}{x-3}\) \( =\dfrac{4-x^{2}}{x-3}+\dfrac{2x^{2}-2x}{x-3}+\dfrac{5-4x}{x-3}\) \( =\dfrac{4-x^{2}+2x^{2}-2x+5-4x}{x-3}\) \(=\dfrac{x^{2}-6x+9}{x-3}=\dfrac{{{x^2} - 2.x.3 + {3^2}}}{{x - 3}}\) \( =\dfrac{(x-3)^{2}}{x-3}= x-3\) Loigiaihay.com
Quảng cáo
|