Giải bài 2 phần câu hỏi và bài tập trang 76 SGK Địa lí 7
Quan sát hình 23.3, nhận xét sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hoà. Giải thích.
Đề bài
Quan sát hình 23.3, nhận xét sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hoà, giải thích.
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Quan sát hình 23.3.
Lời giải chi tiết
- Giống nhau: Vành đai thực vật ở vùng núi thuộc hai đới đều thay đổi theo độ cao.
- Khác nhau:
+ Đới nóng có 6 vành đai: rừng rậm, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn.
+ Đới ôn hoà chỉ có 5 vành đai: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn. Không có rừng rậm nhiệt đới và rừng cận nhiệt trên núi.
+ Ở đới nóng, các vành đai thực vật nằm ở độ cao lớn hơn đới ôn hoà.
=> Nguyên nhân: do ở đới nóng luôn có nền nhiệt độ cao hơn, độ ẩm và lượng mưa lớn hơn nên thực vật sinh trưởng và phát triển tốt, rậm rạp, biên độ sinh thái rộng hơn.
Loigiaihay.com
-
Giải bài 1 phần câu hỏi và bài tập trang 76 SGK Địa lí 7
Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ.
-
Câu 1 (mục 1 - bài học 23 - trang 75) sgk địa lí 7
Quan sát hình 23.2, trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn của vùng núi An-pơ. Giải thích ?
-
Lý thuyết môi trường vùng núi Địa lí 7
Lý thuyết môi trường vùng núi Địa lí 7 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.