Bài 13 trang 32 SGK Toán 7 tập 2Tính tích các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức thu được: Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Tính tích các đơn thức sau rồi tìm bậc của đơn thức thu được: LG a \(-\dfrac{1}{3}{x^2}y\) và \(2x{y^3}\) Phương pháp giải: - Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau. - Bậc của đơn thức có hệ số khác không là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. Lời giải chi tiết: \(\left( { - \dfrac{1}{3}{x^2}y} \right).(2x{y^3}) \) \(= \left( { - \dfrac{1}{3}.2} \right).({x^2}.x).(y.{y^3}) \) \(= \dfrac{{ - 2}}{3}{x^{2+1}}{y^{1+3}}\) \(= \dfrac{{ - 2}}{3}{x^3}{y^4}\) Biến \(x\) có số mũ là \(3\), biến \(y\) có số mũ là \(4\). Ta có: \(3+4=7\) Vậy đơn thức thu được có bậc \(7\). LG b \(\dfrac{1}{4}{x^3}y\) và \( - 2{x^3}{y^5}\) Phương pháp giải: - Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau. - Bậc của đơn thức có hệ số khác không là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó. Lời giải chi tiết: \(\left( {\dfrac{1}{4}{x^3}y} \right).( - 2{x^3}{y^5})\) \(= \left[ {\dfrac{1}{4}.( - 2)} \right].({x^3}.{x^3}).(y.{y^5})\) \(= - \dfrac{1}{2}{x^{3+3}}{y^{1+5}}\) \(= - \dfrac{1}{2}{x^6}{y^6}\) Biến \(x\) có số mũ là \(6\), biến \(y\) có số mũ là \(6\). Ta có: \(6+6=12\). Vậy đơn thức thu được có bậc \(12\). Loigiaihay.com
Quảng cáo
|