Bài 1 trang 125 SGK Vật lí 12

Trình bày thí nghiệm của Niu- tơn

Quảng cáo

Đề bài

Trình bày thí nghiệm của Niu- tơn về sự tán sắc ánh sáng.

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

- Trong thí nghiệm, gương G đùng để phản chiếu ánh sáng Mặt Trời qua một khe hẹp F, nằm ngang, vào một buồng tối. Nhờ các hạt bụi nhỏ ta nhìn thấy vết của chùm sáng song song hẹp, qua F. Đặt một màn M song song với F và cách F chừng một hai mét để hứng chùm sáng, thì trên màn ta thấy một vệt sáng F1 màu trắng, giống như khe F. Đặt một lăng kính thuỷ tinh P giữa F và F1 cho cạnh khúc xạ của P song song với F, sao cho chùm sáng rọi xiên vào mặt AB, ta thấy vệt sáng F1 trên màn bị dịch xuống phía đáy lăng kính, đồng thời bị trải dài thành một dải màu sặc sỡ.

- Quan sát kĩ dải màu, ta phân biệt được bảy màu , lần lượt từ trên xuống dưới (tức từ đỉnh xuống đáy lăng kính) là: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Đó cũng là bảy màu của cầu vồng.

- Ranh giới giữa các màu không rõ rệt, tức là màu nọ chuyển dần sang màu kia một cách liên tục.

- Dải sáng màu này gọi là quang phổ của ánh sáng Mặt Trời, hay quang phổ của Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng.

- Hiện tượng trên gọi là sự tán sắc ánh sáng (gây ra bởi lăng kính P).

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close