BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN TOÁN - Lớp 9
D.1 Phương trình bậc nhất hai ẩn
D.2 Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
D.3 Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế
D.4 Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số
D.5 Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn chứa tham số
D.6 Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình
E.1 Hàm số bậc hai một ẩn và đồ thị hàm số y=ax^2
E.2 Phương trình bậc hai một ẩn và công thức nghiệm
E.5 Phương trình quy về phương trình bậc hai
E.6 Sự tương giao giữa đường thẳng và Parabol
E.7 Giải bài toán bằng cách lập phương trình
E.9 Bài tập hay và khó chương 4: Sự tương giao của đường thẳng và parabol
E.10 Tổng hợp câu hay và khó về giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình
G.1 Sự xác định của đường tròn- Tính chất đối xứng của đường tròn
G.2 Đường kính và dây của đường tròn
G.3 Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
G.4 Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn
G.5 Tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau
G.6 Vị trí tương đối của hai đường tròn
H.3 Góc nội tiếp
H.4 Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung
H.5 Góc có đỉnh bên trong đường tròn, góc có đỉnh bên ngoài đường tròn
H.6 Cung chứa góc
H.7 Đường tròn ngoại tiếp, đường tròn nội tiếp
H.8 Tứ giác nội tiếp
H.9 Độ dài đường tròn, cung tròn
H.10 Diện tích hình tròn, quạt tròn
H.11 Bài tập hay và khó chương góc với đường tròn
Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba
Điểm mấu chốt của chương 1 là cần phải biến đổi, rút gọn được biểu thức chứa căn bậc hai. Muốn làm được điều này, ta cần hiểu về căn bậc hai, căn thức bậc hai, liên hệ giữa phép nhân và phép chia với phép khai phương. Chương này cũng giới thiệu về căn bậc ba của một số.
Học sinh tránh sai lầm khi không đặt điều kiện xác định cho căn thức, phân thức; biến đổi biểu thức chứa căn.
Chương 2: Hàm số bậc nhất
Chương này củng cố các kiến thức liên quan đến hàm số bậc nhất, cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất, điều kiện để hai đường thẳng song song, cắt nhau và hệ số góc của đường thẳng.
Chúng ta cần lưu ý các bài toán liên quan đến đồ thị hàm số bậc nhất.
Chương 3: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
Chương 3 giới thiệu về hệ phương trình, hai phương pháp cơ bản để giải hệ phương trình gồm: phương pháp thế và phương pháp cộng đại số.
Chúng ta cần giải quyết tốt dạng toán giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
Chương 4: Hàm số y = ax2 ( a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn
Chương này là chương trọng tâm, không chỉ dùng trong kì thi lên lớp 10 mà còn gặp trong chương trình THPT, cần chú trọng đến cách vẽ đồ thị hàm số y = ax2 ( a khác 0), tương giao đồ thị với hàm số bậc nhất và công thức nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn và hệ thức Vi-ét.
Bên cạnh đó cần giải được các phương trình quy về phương trình bậc hai và dạng toán giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Chương 5: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
Chương 5 cung cấp các hệ thức lượng trong tam giác vuông, liên quan đến đường cao, hình chiếu, các cạnh của tam giác vuông và các tỉ số lượng giác của góc nhọn: sin, cos, tan, cot.
Chương 6: Đường tròn
Chương này cung cấp kiến thức về đường tròn, liên quan đến dây trong đường tròn, đặc biệt chú ý đến tiếp tuyến của đường tròn. Bên cạnh đó là vị trí tương đối của hai đường tròn.
Chương 7: Góc với đường tròn
Đây là chương trọng tâm của chương trình hình học THCS. Chúng ta cần đặc biệt chú ý đến khái niệm, tính chất của góc nội tiếp, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung và tứ giác nội tiếp.
Ngoài ra, chúng ta tìm hiểu về liên hệ giữa dây và cung, độ dài cung, diện tích hình quạt, các góc có đỉnh bên trong, bên ngoài đường tròn,…
Học sinh tránh sai lầm khi các định góc nội tiếp chắn cung, góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung; so sánh các cung phải trên cùng đường tròn hoặc trên hai đường tròn bằng nhau.
Chương 8: Hình trụ - Hình nón – Hình cầu
Chương 8 cung cấp cho chúng ta các công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của các hình khối đặc biệt: hình trụ, hình nón, hình cầu.
Học sinh tránh sai lầm khi nhận diện hình khối và áp dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình khối vào các bài toán thực tế.