Đề thi thử THPT QG môn Hóa trường THPT Lương Văn Tụy - Ninh Bình

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Poliacrilonitrin có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là

  • A
    C, H, O. 
  • B
    C, H, Cl. 
  • C
    C, H, N. 
  • D
    C, N, O.
Câu 2 :

Polime được sử dụng để sản xuất

  • A
    gas, xăng, dầu, nhiên liệu.
  • B
    dung môi hữu cơ, thuốc nổ, chất kích thích tăng trưởng thực vật.
  • C

    chất dẻo, cao su, tơ sợi. 

  • D
    phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 3 :

Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

  • A
    Crom (Cr).
  • B
    Bạc (Ag). 
  • C
    Vonfram (W). 
  • D
    Sắt (Fe).
Câu 4 :

Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

  • A
    Anbumin. 
  • B
    Gly – Ala.       
  • C
    Glyxin.            
  • D
    Triolein.
Câu 5 :

Chất không thủy phân trong môi trường axit là:

  • A
    tinh bột. 
  • B
    Glucozơ.
  • C
    xenlulozơ.                   
  • D
    Saccarozơ.
Câu 6 :

Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có tính chất hóa học chung là:

  • A
    hòa tan Cu(OH)2 điều kiện thường. 
  • B
    phản ứng với nước brom.
  • C
    tham gia phản ứng thủy phân. 
  • D
    có vị ngọt, dễ tan trong nước.
Câu 7 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
    Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
  • B
    Các este rất ít tan trong nước
  • C
    Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
  • D
    Một số este được dùng làm chất dẻo.
Câu 8 :

Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là

  • A
    Vinyl acrylat. 
  • B
    Etyl axetat.      
  • C
    Vinyl metacrylat. 
  • D
    Propyl metacrylat.
Câu 9 :

ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây là ở trạng thái rắn?

  • A
    (C17H33COO)3C3H5
  • B
    (C17H31COO)3C3H5.
  • C
    CH3COOC2H5
  • D
    (C17H35COO)3C3H5.
Câu 10 :

Chất được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa là:

  • A

    PE 

  • B
    anilin. 
  • C
    glyxin. 
  • D
    metylamin.
Câu 11 :

Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là:

  • A
    etanol. 
  • B
    anilin. 
  • C
    glyxin.             
  • D
    metylamin.
Câu 12 :

Thủy phân peptit Gly – Ala - Phe- Gly- Ala- Val thu được bao nhiêu đipeptit chứa Gly?

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1
Câu 13 :

Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa

  • A
    Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+
  • B
    Fe3+, Cu2+, Ag+. Fe2+.
  • C
    Fe3+, Ag+. Cu2+, Fe2+
  • D
    Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
Câu 14 :

Có các chất sau: tơ capron, tơ lapsan; tơ nilon -6,6; protein, sợi bông, amoni axetat. Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH-CO?

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    3

  • D

    4

Câu 15 :

Hãy cho biết phản ứng nào sau đây không xảy ra?

  • A
    Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3
  • B
    Sục khí CO2 vào dung dịch NaClO.
  • C
    Sục khí SO2 vào dung dịch Ba(OH)2
  • D
    Sục khí CO2 vào dung dịch BaCl2.
Câu 16 :

Aminoaxit X phân tử có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y, Y có phân tử khối là bao nhiêu?

  • A
    600      
  • B
    586
  • C
    474
  • D
    712
Câu 17 :

Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C2H4O2 Biết:

- X tác dụng được với Na2CO3 giải phóng CO2.

- Y vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc.

- Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na.

Phát biểu nào sau đây đúng

  • A
    Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
  • B
    Y là hợp chất hữu cơ đơn chức.
  • C
    Z tan tốt trong nước.
  • D
    Z có nhiệt độ sôi cao hơn X.
Câu 18 :

Lên men 60 gam glucozơ, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong thu được 12 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 10 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Hiệu suất phản ứng lên men là

  • A
    75,0%. 
  • B
    60,0%. 
  • C
    67,5%. 
  • D
    54,0%.
Câu 19 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A
    Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ.
  • B
    Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì có xuất hiện kết tủa
  • C
    Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau
  • D
    Tinh bột là lương thực của con người.
Câu 20 :

Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, andehit axetic, etilen, saccarozơ, metyl fomat. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    6
  • D
    7
Câu 21 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit oleic, vinyl axetat, metyl acrylat cần vừa đủ V lít O2(đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm chát vào nước vôi trong dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A
    8,512. 
  • B
    8,736. 
  • C
    8,064. 
  • D
    8,96.
Câu 22 :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

  • A
    tơ lapsan. 
  • B
    tơ axetat.         
  • C
    tơ capron.        
  • D
    tơ nitrin.
Câu 23 :

Để bảo vệ các phương tiện giao thông hoạt động dưới nước có vỏ bằng thép người ta gắn vào vỏ đó (ở phần ngập dưới nước) kim loại

  • A
    Fe. 
  • B
    Zn.       
  • C
    Cu.      
  • D
    Mg.
Câu 24 :

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính bazơ giảm dần:

  • A
    CH3NH2, C6H5NH2, NH3
  • B
    CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
  • C
    C6H5NH2, NH3, CH3NH­2
  • D
    NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm metanol, etanol, propan -1-ol, và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X thu được V lít CO2 (đktc) và 46,8 gam H2O. Giá trị của m và V lần lượt là

  • A
    61,2 và 26,88. 
  • B
    19,6 và 26,88
  • C
    42 và 42,56 
  • D
    42 và 26,88.
Câu 26 :

Tổng hợp 120 kg polimetylmetacrylat từ axit và ancol thích hợp, hiệu suất của phản ứng este hóa là 30% và phản ứng trùng hợp là 80%. Khối lượng của axit cần dùng là

  • A
    160 kg
  • B
    430 kg. 
  • C
    113,52 kg. 
  • D
    103,2 kg.
Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở X thấy thể tích khí O2 cần dùng gấp 1,25 lần thể tích CO2 tạo ra. Số lượng công thức cấu tạo của X là

  • A
    4
  • B
    6
  • C
    5
  • D
    3
Câu 28 :

Tiến hành 6 thí nghiệm sau:

- TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.

- TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

- TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.

- TN4: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.

- TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

- TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A
    2
  • B
    5
  • C
    3
  • D
    4
Câu 29 :

Hỗn hợp X gồm glyxin, analin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là

  • A
    12,0. 
  • B
    13,1. 
  • C
    16,0. 
  • D
    13,8.
Câu 30 :

Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí CO2 (các thể tích khí đo cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là:

  • A
    a = 0,75b.        
  • B
    a = 0,5b.          
  • C
    a = 0,8b. 
  • D
    a = 0,35b.
Câu 31 :

Thủy phân 17,2 gam este đơn chức A trong 50 gam dung dịch NaOH 28% thu được dung dịch X. Tách dung dịch X thu được chất rắn Y và 42,4 gam chất lỏng Z. Cho toàn bộ chất lỏng Z tác dụng với một lượng Na dư thu được 24,64 lít H2 (đktc). Đun toàn bộ chất rắn Y với CaO thu được m gam chất khí T (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

  • A
    4,50.    
  • B
    5,60. 
  • C
    6,00. 
  • D
    4,20.
Câu 32 :

Cho 11,34 gam bột nhôm vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 1,2M và CuCl2 x (M) sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 26,4 gam hỗn hợp hai kim loại. x có giá trị là

  • A
    1,0M. 
  • B
    0,8M. 
  • C
    0,4M. 
  • D
    0,5M.
Câu 33 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là

  • A
    7,312 gam.      
  • B
    7,412 gam. 
  • C
    7,612 gam.      
  • D
    7,512 gam.
Câu 34 :

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là

  • A
    0,25
  • B
    0,2
  • C
    0,1
  • D
    0,15
Câu 35 :

Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z là

  • A
    32,88% 
  • B
    58,84% 
  • C
    50,31% 
  • D
    54,18%
Câu 36 :

Cho X, Y là hai axit hữu cơ mạch hở (MX < MY); Z là ancol no; T là este hai chức mạch hở không phân nhánh tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư thấy bình tăng 19,24 gam và thu được 5,824 lít H2 ở đktc. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 15,68 lít O2 (đktc) thu được khí CO2, Na2CO3 và 7,2 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của T trong E gần với giá trị nào nhất?

  • A
    9% 
  • B
    26% 
  • C
    51% 
  • D
    14%
Câu 37 :

Cho X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y hoặc 0,16 mol peptit Z đều thu được số mol CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E (chứa X, Y và 0,16 mol Z; số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
    12% 
  • B
    10% 
  • C
    95% 
  • D
    54%
Câu 38 :

Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) V lít dung dịch X chứa đồng thời R(NO3)2 0,45M (R là kim loại hóa trị không đổi) và NaCl 0,4M trong thời gian t giây, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch chứa KOH 0,75M và NaOH 0,5M không sinh ra kết tủa. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V là

  • A
    1,00. 
  • B
    0,50. 
  • C
    0,75. 
  • D
    2,00.
Câu 39 :

Cho một số tính chất sau:

(1) Có dạng sợi

(2) Tan trong nước

(3) Tan trong nước svaydo

(4) Tác dụng với axit nitric (xt H2SO4 đặc)

(5) Có phản ứng tráng bạc

(6) Bị thủy phân trong axit khi đun nóng

Các tính chất của xenlulozo là

  • A
    (1), (3), (5), (6) 
  • B
    (1), (3), (4), (6) 
  • C
    (1), (2), (4), (5) 
  • D
    (2), (3), (5), (6)
Câu 40 :

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân AgNO3

(b) Nung FeS2 trong không khí

(c) Nhiệt phân KNO3

(d) Nhiệt phân Cu(NO3)2

(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4

(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3

(h) Điện phân dung dịch CuCl2

(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là

  • A
    2
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    3

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Poliacrilonitrin có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là

  • A
    C, H, O. 
  • B
    C, H, Cl. 
  • C
    C, H, N. 
  • D
    C, N, O.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại công thức hóa học của poliacrilonitrin là gì, từ đó xác định được các nguyên tố có trong phân tử đó.

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của poliacrilonitrin là 

=> có chứa nguyên tố C, H, N

Câu 2 :

Polime được sử dụng để sản xuất

  • A
    gas, xăng, dầu, nhiên liệu.
  • B
    dung môi hữu cơ, thuốc nổ, chất kích thích tăng trưởng thực vật.
  • C

    chất dẻo, cao su, tơ sợi. 

  • D
    phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại ứng dụng của polime trong sgk hóa 12 – trang 64

Lời giải chi tiết :

ứng dung của polime là: chất dẻo, cao su, tơ sợi.

Câu 3 :

Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

  • A
    Crom (Cr).
  • B
    Bạc (Ag). 
  • C
    Vonfram (W). 
  • D
    Sắt (Fe).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức tính chất vật lí chung của kim loại sgk hóa 12 – trang 83-84

Tự tổng hợp lại kiến thức: kim loại có khối lượng riêng lớn nhất, nhỏ nhất

+ Kim loại dẫn điện tốt nhất

+ Kim loại dẻo nhất

+ Kim loại cứng nhất

Lời giải chi tiết :

Vonfram (W) là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất

Câu 4 :

Dung dịch chất nào sau đây có phản ứng màu biure?

  • A
    Anbumin. 
  • B
    Gly – Ala.       
  • C
    Glyxin.            
  • D
    Triolein.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Protein và các tripeptit trở lên có phản ứng màu biure (pư với Cu(OH)2/OH-)

Lời giải chi tiết :

Anbumin chính là lòng trắng trứng (protein) nên có pư màu biure

Câu 5 :

Chất không thủy phân trong môi trường axit là:

  • A
    tinh bột. 
  • B
    Glucozơ.
  • C
    xenlulozơ.                   
  • D
    Saccarozơ.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Monosaccarit không bị thủy phân

Lời giải chi tiết :

Glucozo không có pư thủy phân trong môi trường axit

Tinh bột, xenlulozo thủy phân trong môi trường axit cho glucozơ

Saccarozo thủy phân cho glucozo và fructozo

Câu 6 :

Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều có tính chất hóa học chung là:

  • A
    hòa tan Cu(OH)2 điều kiện thường. 
  • B
    phản ứng với nước brom.
  • C
    tham gia phản ứng thủy phân. 
  • D
    có vị ngọt, dễ tan trong nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trong cấu tạo của glucozơ và saccarozơ đều có nhiều nhóm –OH kề nhau => có chung tính chất hóa học của ancol đa chức

Lời giải chi tiết :

Trong cấu tạo của glucozơ và saccarozơ đều có nhiều nhóm –OH kề nhau => có chung tính chất hóa học của ancol đa chức => hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Câu 7 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
    Isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
  • B
    Các este rất ít tan trong nước
  • C
    Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
  • D
    Một số este được dùng làm chất dẻo.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về este trong sgk hóa 12 – trang 4,5

Lời giải chi tiết :

A,B,C đúng

D sai vì este không được dùng làm chất dẻo, chỉ có polime mới dùng làm chất dẻo

Câu 8 :

Chất X có công thức cấu tạo CH2=CHCOOCH=CH2. Tên gọi của X là

  • A
    Vinyl acrylat. 
  • B
    Etyl axetat.      
  • C
    Vinyl metacrylat. 
  • D
    Propyl metacrylat.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách đọc tên este RCOOR’ = tên gốc R’ + tên gốc RCOO-+ at

Lời giải chi tiết :

CH2=CHCOOCH=CH2 có tên: vinyl acrylat

Câu 9 :

ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây là ở trạng thái rắn?

  • A
    (C17H33COO)3C3H5
  • B
    (C17H31COO)3C3H5.
  • C
    CH3COOC2H5
  • D
    (C17H35COO)3C3H5.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các este taọ bởi glixerol và các axit béo no thì sẽ ở trạng thái rắn ở điều kiện thường

Các este taọ bởi glixerol và các axit béo không no thì sẽ ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường

Lời giải chi tiết :

(C17H35COO)3C3H5 là este tạo bởi glixerol và axit béo no C17H35COOH nên ở trạng thái rắn ở điều kiện thường

Câu 10 :

Chất được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa là:

  • A

    PE 

  • B
    anilin. 
  • C
    glyxin. 
  • D
    metylamin.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa.

Câu 11 :

Trong điều kiện thường, chất ở trạng thái khí là:

  • A
    etanol. 
  • B
    anilin. 
  • C
    glyxin.             
  • D
    metylamin.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N, C2H5NH2 là 4 amin duy nhất ở thể khí, các amin còn lại ở thể lỏng hoặc rắn

Ancol ở thể hoặc rắn ở đkt

Aminoaxit ở trạng thái rắn ở đk thường

Lời giải chi tiết :

Metylamin (CH3NH3) là chất khí ở đk thường

Câu 12 :

Thủy phân peptit Gly – Ala - Phe- Gly- Ala- Val thu được bao nhiêu đipeptit chứa Gly?

  • A
    3
  • B
    4
  • C
    2
  • D
    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ mạch hexapeptit cắt các đoạn mạch đipeptit có chứa Gly

Lời giải chi tiết :

Thủy phân peptit Gly – Ala- Phe- Gly- Ala- Val ta thu được 2 đipeptit chứa Gly là:Gly – Ala; Phe- Gly

Câu 13 :

Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa

  • A
    Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+
  • B
    Fe3+, Cu2+, Ag+. Fe2+.
  • C
    Fe3+, Ag+. Cu2+, Fe2+
  • D
    Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ dãy điện hóa của kim loại

Lời giải chi tiết :

Tính oxi hóa: Ag+ < Fe3+ < Cu2+ < Fe2+

Câu 14 :

Có các chất sau: tơ capron, tơ lapsan; tơ nilon -6,6; protein, sợi bông, amoni axetat. Trong các chất trên có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm –NH-CO?

  • A

    5

  • B

    6

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại công thức các chất trong sgk hóa 12 – trang 66

Lời giải chi tiết :

Các chất có chứa liên kết CO-NH trong phân tử là:

Tơ capron : (-CO[CH2]5NH-)n ; Protein; Tơ nilon -6,6: (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n

=> có 3 chất

Câu 15 :

Hãy cho biết phản ứng nào sau đây không xảy ra?

  • A
    Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3
  • B
    Sục khí CO2 vào dung dịch NaClO.
  • C
    Sục khí SO2 vào dung dịch Ba(OH)2
  • D
    Sục khí CO2 vào dung dịch BaCl2.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Điều kiện xảy pư: tạo ra chất kết tủa hoặc bay hơi hoặc chất điện li yêu như H2O

Lời giải chi tiết :

A. CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3

B. CO2 + NaClO + H2O → Na2CO3 + HclO

C. SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O

D. Không xảy ra pư

Câu 16 :

Aminoaxit X phân tử có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y, Y có phân tử khối là bao nhiêu?

  • A
    600      
  • B
    586
  • C
    474
  • D
    712

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta có

\(\% N = {{14} \over {{M_X}}}.100\%  = 15,73\%  \Rightarrow {M_X} = ?\,\)

=> Phân tử khối Y là: MY = 8MX – 7MH2O = ?

Lời giải chi tiết :

Ta có

\(\eqalign{
& \% N = {{14} \over {{M_X}}}.100\% = 15,73\% \cr
& \Rightarrow {M_X} = 89\, \cr} \)

=> X là analin (CH3-CH(NH2)-COOH) hay CTPT là: C3H7NO2

=> Phân tử khối Y là: MY = 8MX – 7MH2O = 8.89 -7.18 =586 (g/mol)

Câu 17 :

Cho 3 chất hữu cơ bền, mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C2H4O2 Biết:

- X tác dụng được với Na2CO3 giải phóng CO2.

- Y vừa tác dụng với Na vừa có phản ứng tráng bạc.

- Z tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng với Na.

Phát biểu nào sau đây đúng

  • A
    Z có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
  • B
    Y là hợp chất hữu cơ đơn chức.
  • C
    Z tan tốt trong nước.
  • D
    Z có nhiệt độ sôi cao hơn X.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

C2H4O2 có độ bất bão hòa k =1 viết tất cả 3 CTCT bền ra: CH3COOH, HO-CH­2-CHO; HCOOCH3

Từ dữ kiện đề bài kết luận được X, Y, Z ứng với CTCT nào đã viết, sau đó nhận định được đáp án đúng hay sai.

Lời giải chi tiết :

C2H4O2 có độ bất bão hòa k =1

X tác dụng được với Na2CO3 tạo ra CO2 => X là axit: CH3COOH

Y vừa tác dụng với Na và có pư tráng bạc => Y có chức –OH và có chức –CHO => Y là: HO-CH2-CHO

Z tác dụng được với NaOH nhưng không phản ứng với Na => Z là este: HCOOCH3

A. đúng, HCOOCH3 có phản ứng tráng bạc vì có nhóm –CHO trong phân tử

B. Sai, Y là hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. Sai, Z ít tan trong nước

D. Sai, CH3COOH có liên kết hidro nên có nhiệt độ sôi cao hơn HCOOCH3

Câu 18 :

Lên men 60 gam glucozơ, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong thu được 12 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 10 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Hiệu suất phản ứng lên men là

  • A
    75,0%. 
  • B
    60,0%. 
  • C
    67,5%. 
  • D
    54,0%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

\(\% H = {{{n_{C{O_2}\,thuc\,te}}} \over {n{\,_{C{O_2}\,li\,thuyet}}}}.100\%  = ?\) với lượng CO2 thực tế tính theo phản ứng cho tác dụng với dd nước vôi trong, còn lượng CO2 lí thuyết tính theo glucozo.

Lời giải chi tiết :

nC6H12O6 = 60 : 180 = 1/3 (mol) ; nCaCO3 = 12 :100 = 0,12 (mol)

C6H12O6  \(\buildrel {len\,men} \over\longrightarrow \) 2C2H5OH + 2CO2

1/3               →                                2/3  (mol)

=> nCO2 lí thuyết = 2/3 (mol)

mdd tăng = mCO2 – m­CaCO3

=> mCO2 = 10 + 12 = 22 (g)

=> nCO2 thực tế = 22 :44 = 0,5 (mol)

\(\% H = {{{n_{C{O_2}\,thuc\,te}}} \over {n{\,_{C{O_2}\,li\,thuyet}}}}.100\%  = {{0,5} \over {{2 \over 3}}}.100\%  = 75\% \)

Câu 19 :

Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A
    Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ.
  • B
    Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì có xuất hiện kết tủa
  • C
    Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau
  • D
    Tinh bột là lương thực của con người.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về tinh bột, xenlulozo và protein sgk hóa 12

Lời giải chi tiết :

A, B, D đúng

C sai vì tinh bột và xenlulozo có cùng công thức tổng quát là (C6H10O5)n nhưng hệ số n khác nhau, do vậy phân tử khối của chúng khác nhau chứ không bằng nhau.

Câu 20 :

Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, andehit axetic, etilen, saccarozơ, metyl fomat. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    6
  • D
    7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các chất tham gia phản ứng tráng gương khi trong phân tử có nhóm –CHO, hoặc khi cho chúng vào dd AgNO3/NH3 tạo ra được chất có phản ứng tráng gương

Lời giải chi tiết :

Glucozơ (HOCH2[CH2OH]4CH=O) ;  axit fomic (HCOOH), andehit axetic (CH3CHO); metyl fomat (HCOOCH3)

=> Có 4 chất có pư tráng bạc

Câu 21 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit oleic, vinyl axetat, metyl acrylat cần vừa đủ V lít O2(đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm chát vào nước vôi trong dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của V là

  • A
    8,512. 
  • B
    8,736. 
  • C
    8,064. 
  • D
    8,96.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tât cả các chất trong X đều có chứa 2 liên kết pi và có 2 oxi trong phân tử

=> Đặt công thức chung của X là: CnH2n-2O2: a (mol)

BTNT “C”: nCO2 = nCaCO3 = 0,3 (mol)

Ta có: 

\(\left\{ \matrix{
\sum {{n_{C{O_2}}} = na = 0,3} \hfill \cr
\sum {{m_{hh}} = (14n + 30)a = 5,4} \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
a = ? \hfill \cr
n = ? \hfill \cr} \right.\)

Có: nH2O = nCO2 – nX = ? (mol)

BTNT “O”: 2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => nO2 = ?(mol) => VO2(đktc) = ?

Lời giải chi tiết :

CH2=CH-COOH; C17H33COOH; CH3COOCH=CH2; CH2=CH-COOCH3 => tất cả các chất trong X đều có chứa 2 liên kết pi và có 2 oxi trong phân tử

=> Đặt công thức chung của X là: CnH2n-2O2: a (mol)

BTNT “C”: nCO2 = nCaCO3 = 0,3 (mol)

Ta có: 

\(\left\{ \matrix{
\sum {{n_{C{O_2}}} = na = 0,3} \hfill \cr
\sum {{m_{hh}} = (14n + 30)a = 5,4} \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
a = 0,04 \hfill \cr
n = 7,5 \hfill \cr} \right.\)

Có: nH2O = nCO2 – nX = 0,3 – 0,04 = 0,26 (mol)

BTNT “O”: 2nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

=> 2.0,04 + 2.nO2 = 2.0,3 + 0,26

=> nO2 = 0,39 (mol)

=> VO2(đktc) = 0,39.22,4 = 8,736 (l)

Câu 22 :

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

  • A
    tơ lapsan. 
  • B
    tơ axetat.         
  • C
    tơ capron.        
  • D
    tơ nitrin.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại kiến thức về phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng trong sgk hóa 12 –trang 62,63 và phương trình điều chế các polime phổ biến trong sách

Lời giải chi tiết :

Tơ nitrin được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

Câu 23 :

Để bảo vệ các phương tiện giao thông hoạt động dưới nước có vỏ bằng thép người ta gắn vào vỏ đó (ở phần ngập dưới nước) kim loại

  • A
    Fe. 
  • B
    Zn.       
  • C
    Cu.      
  • D
    Mg.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Thép là hợp kim của Fe và C, để thép không bị ăn mòn thì ta gắn 1 kim loại hoạt động hóa học hơn Fe để bảo vệ

Lời giải chi tiết :

Thép là hợp kim của Fe và C, để thép không bị ăn mòn thì ta gắn 1 kim loại hoạt động hóa học hơn Fe để bảo vệ, vì khi xảy ra ăn mòn điện hóa thì Zn sẽ bị ăn mòn trước

Câu 24 :

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tính bazơ giảm dần:

  • A
    CH3NH2, C6H5NH2, NH3
  • B
    CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
  • C
    C6H5NH2, NH3, CH3NH­2
  • D
    NH3, CH3NH2, C6H5NH2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lấy NH3 làm chuẩn, khi thay thế H trong NH3 bằng các gốc đẩy e thì tính bazo tăng, các gốc hút e thì tính bazo giảm

Amin no bậc 2 > amin no bậc 1 ≈ amin no bậc 3

Các gốc đẩy e: nhóm ankyl -CnH2n+1;

Các gốc hút e: -C6H5

Lời giải chi tiết :

Tính bazo giảm dần theo thứ tự: CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2

Câu 25 :

Hỗn hợp X gồm metanol, etanol, propan -1-ol, và H2O. Cho m gam X tác dụng với Na dư thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X thu được V lít CO2 (đktc) và 46,8 gam H2O. Giá trị của m và V lần lượt là

  • A
    61,2 và 26,88. 
  • B
    19,6 và 26,88
  • C
    42 và 42,56 
  • D
    42 và 26,88.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

nhh X = nOH- = 2nH2 = ? (mol)

X toàn là chất no nên khi đốt cháy có: nX = nH2O – nCO2 => nCO2 = ?(mol) => V = ?

BTKL ta có: mX = mC + mH + mO = ?

Lời giải chi tiết :

nH2(ĐKTC) = 15,68 :22,4 = 0,7 (mol); nH2O = 46,8 : 18 = 2,6 (mol)

nhh X = nOH- = 2nH2 = 2.0,7 = 1,4 (mol)

X toàn là chất no nên khi đốt cháy có: nX = nH2O – nCO2

=> 1,4 = 2,6 – nCO2

=> nCO2 = 1,2 (mol)

=> VCO2(đktc) = 1,2.22,4 = 26,88 (l)

BTKL ta có: mX = mC + mH + mO = 1,2.12 + 2,6.2 + 1,4.16 = 42 (g)

Câu 26 :

Tổng hợp 120 kg polimetylmetacrylat từ axit và ancol thích hợp, hiệu suất của phản ứng este hóa là 30% và phản ứng trùng hợp là 80%. Khối lượng của axit cần dùng là

  • A
    160 kg
  • B
    430 kg. 
  • C
    113,52 kg. 
  • D
    103,2 kg.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

nCH2=C(CH3)COOH lí thuyết = npolimetaacylat = 1,2 (mol)

=> nCH2=C(CH3)COOH thực tế = nCH2=C(CH3)COOH lí thuyết :%H2 : %H1 = ?(mol)

=> mCH2=C(CH3)COOH thực tế = ?

Lời giải chi tiết :

npolimetaacylat = 12:100 = 1,2 (mol)

=> nCH2=C(CH3)COOH lí thuyết = npolimetaacylat = 1,2 (mol)

=> nCH2=C(CH3)COOH thực tế = nCH2=C(CH3)COOH lí thuyết :%H2 : %H1 = 1,2 : 0,8 : 0,3 = 5 (mol)

=> mCH2=C(CH3)COOH thực tế = 5. 86 = 430 (kg)

Câu 27 :

Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở X thấy thể tích khí O2 cần dùng gấp 1,25 lần thể tích CO2 tạo ra. Số lượng công thức cấu tạo của X là

  • A
    4
  • B
    6
  • C
    5
  • D
    3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Gọi công thức của este no, đơn chức, mạch hở là: CnH2nO2: 1 mol

CnH2nO2 + (3n-2)/2O2 → nCO2 + nH2O

1→           0,5(3n-2 ) → n                        (mol)

Ta có:

\({{{V_{{O_2}}}} \over {{V_{C{O_2}}}}} = 1,25 \Rightarrow {{0,5(3n - 2)} \over n} = 1,25 \Rightarrow n = ?\)

=> CTPT của este, từ đó viết được CTCT

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức của este no, đơn chức, mạch hở là: CnH2nO2: 1 mol

CnH2nO2 + (3n-2)/2O2 → nCO2 + nH2O

1→           0,5(3n-2 ) → n                        (mol)

Ta có:

\(\eqalign{
& {{{V_{{O_2}}}} \over {{V_{C{O_2}}}}} = 1,25 \Rightarrow {{0,5(3n - 2)} \over n} = 1,25 \cr
& \Rightarrow 1,5n - 1 = 1,25n \cr
& \Rightarrow n = 4 \cr} \)

=> CTPT của este là: C4H8O2

Có 4 CTCT thỏa mãn là: HCOOCH2CH2CH3 ; HCOOCH(CH3)CH3; CH3COOC2H5; C2H5COOCH3

Câu 28 :

Tiến hành 6 thí nghiệm sau:

- TN1: Nhúng thanh sắt vào dung dịch FeCl3.

- TN2: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.

- TN3: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.

- TN4: Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.

- TN5: Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

- TN6: Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

  • A
    2
  • B
    5
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa thỏa mãn 3 điều kiện sau:

+ các điện cực phải khác nhau về bản chất, có thể là hai cặp kim loại khác nhau, hoặc cặp kim loại – phi kim (vd Fe và C); hoặc kim loại và hợp chất hóa học

+ các điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn

+ Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li

Lời giải chi tiết :

Có 3 thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là: TN2, TN4, TN6

TN1, TN3, TN5 là ăn mòn hóa học

Câu 29 :

Hỗn hợp X gồm glyxin, analin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là

  • A
    12,0. 
  • B
    13,1. 
  • C
    16,0. 
  • D
    13,8.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

\({m_O} = 0,412m \Rightarrow {n_O} = {{0,412m} \over {16}} \Rightarrow {n_{ - COOH}} = {1 \over 2}{n_O} = {{0,412m} \over {32}} = {n_{NaOH}} = {n_{H2O}}\) 

BTKL: mX + mNaOH = mmuối + mH2O => m = ?

Lời giải chi tiết :

\(\eqalign{
& {m_O} = 0,412m \Rightarrow {n_O} = {{0,412m} \over {16}} \Rightarrow {n_{ - COOH}} = {1 \over 2}{n_O} = {{0,412m} \over {32}} \cr
& - COOH\,\,\, + \,\,NaOH\buildrel {} \over
\longrightarrow - COONa + \,\,{H_2}O \cr
& {{0,412m} \over {32}} \to {{0,412m} \over {32}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{0,412m} \over {32}} \cr
& \left\{ \matrix{
{H_2}N - C{H_2} - COOH \hfill \cr
{H_2}NCH(C{H_3}) - COOH \hfill \cr
{H_2}N{C_3}{H_5}{(COOH)_2} \hfill \cr} \right.\,\,\, + NaOH\,\,\,\,\,\,\,\buildrel {} \over
\longrightarrow \,\,\,\,\,\,\left\{ \matrix{
{H_2}N - C{H_2} - COONa \hfill \cr
{H_2}NCH(C{H_3}) - COONa \hfill \cr
{H_2}N{C_3}{H_5}{(COONa)_2} \hfill \cr} \right. + {H_2}O \cr
& \,\,\,\,\,\,\,m(gam)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{0,412m} \over {32}}(mol)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,20,532(gam)\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{{0,412m} \over {32}}(mol) \cr} \)

Bảo toàn khối lượng ta có:

\(\eqalign{
& m + {{0,412m} \over {32}}.40 = 20,532 + {{0,412m} \over {32}}.18 \cr
& \Rightarrow 1,28325m = 20,532 \cr
& \Rightarrow m = 16 \cr} \)

Câu 30 :

Cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa b mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3 thu được V lít khí CO2. Ngược lại, cho từ từ từng giọt của dung dịch chứa a mol Na2CO3 vào dung dịch chứa b mol HCl thu được 2V lít khí CO2 (các thể tích khí đo cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa a và b là:

  • A
    a = 0,75b.        
  • B
    a = 0,5b.          
  • C
    a = 0,8b. 
  • D
    a = 0,35b.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xét thí nghiệm 1: cho từ từ b mol HCl và dd a mol Na2CO3 => xảy ra pư theo thứ tự

HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3

HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O

=> nCO2 = nHCl – nNa2CO3 = ? mol

Xét thí nghiệm 2: cho từ từ a mol Na2CO3 vào b mol HCl => chỉ xảy ra pư

Na2CO3 + 2HCl →  NaCl + CO2 + H2O

=> nCO2 = 1/2 nHCl = ? (mol)

Theo đề ta có: VCO2(TN2) = 2VCO2(TN1) => mối quan hệ a, b

Lời giải chi tiết :

Do 2 thí nghiệm thu được lượng khí CO2 khác nhau nên cả 2 thí nghiệm H+ đều phản ứng hết.

Xét thí nghiệm 1: cho từ từ b mol HCl và dd a mol Na2CO3 => xảy ra pư theo thứ tự

HCl + Na2CO3 → NaCl + NaHCO3

HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O

=> nCO2 = nHCl – nNa2CO3 = (b –a) mol

Xét thí nghiệm 2: cho từ từ a mol Na2CO3 vào b mol HCl => chỉ xảy ra pư

Na2CO3 + 2HCl →  NaCl + CO2 + H2O

=> nCO2 = 1/2 nHCl = 0,5b (mol)

Theo đề ta có: VCO2(TN2) = 2VCO2(TN1)

=> 0,5b = 2. (b –a)

=> 2a = 1,5b

=> a = 0,75b

Câu 31 :

Thủy phân 17,2 gam este đơn chức A trong 50 gam dung dịch NaOH 28% thu được dung dịch X. Tách dung dịch X thu được chất rắn Y và 42,4 gam chất lỏng Z. Cho toàn bộ chất lỏng Z tác dụng với một lượng Na dư thu được 24,64 lít H2 (đktc). Đun toàn bộ chất rắn Y với CaO thu được m gam chất khí T (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

  • A
    4,50.    
  • B
    5,60. 
  • C
    6,00. 
  • D
    4,20.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gợi ý: Ta thấy: nH2 > 0,5nH2O => H2 được sinh ra do cả ancol

Vậy chất lỏng Z gồm: ROH và H2O

H2O + Na → NaOH + 0,5H2

ROH + Na → RONa + 0,5H2

Lời giải chi tiết :

mNaOH = 50.28% = 14 gam => nNaOH = 0,35 mol

mH2O = 50 – 14 = 36 gam => nH2O = 2 mol

nH2 = 1,1 mol

Ta thấy: nH2 > 0,5nH2O => H2 được sinh ra do cả ancol

Vậy chất lỏng Z gồm:

ROH (x mol)

H2O (2 mol)

H2O + Na → NaOH + 0,5H2

  2           →                  1

ROH + Na → RONa + 0,5H2

0,2               ←             0,1

mZ = 2.18 + 0,2.M ancol = 42,4 => M ancol = 32 => Ancol là CH3OH

n este = n ancol = n muối = nNaOH pư = 0,2 mol => M este = 17,2 : 0,2 = 86

=> CTCT este: CH2=CH-COOCH3 => Y gồm CH2=CH-COONa (0,2 mol) và NaOH dư (0,15 mol)

       CH2=CH-COONa + NaOH \(\xrightarrow{CaO,{{t}^{o}}}\) CH2=CH2 + Na2CO3

Bđ:             0,2                  0,15     

Pư:            0,15  ←            0,15 →                   0,15

=> m = mC2H4 = 0,15.28 = 4,2 gam

Câu 32 :

Cho 11,34 gam bột nhôm vào 300 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 1,2M và CuCl2 x (M) sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 26,4 gam hỗn hợp hai kim loại. x có giá trị là

  • A
    1,0M. 
  • B
    0,8M. 
  • C
    0,4M. 
  • D
    0,5M.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kim loại thu được gồm Cu và Fe

Đặt số mol của Cu và Fe thu được trong hỗn hợp KL sau phản ứng là a và b (mol)

mKL => (1)

BTe: 3nAl = nFe3+ + 2nFe + 2nCu => (2)

Giải hệ trên thu được a và b

Lời giải chi tiết :

nAl = 11,34 : 27 = 0,42 mol

nFeCl3 = 0,3.1,2 = 0,36 mol

nCuCl2 = 0,3x mol

Kim loại thu được gồm Cu và Fe

Đặt số mol của Cu và Fe thu được trong hỗn hợp KL sau phản ứng là a và b (mol)

- mKL = 64a + 56b = 26,4 (1)

- Quá trình cho nhận e:

Al → Al3+ + 3e

Fe3+ +1e → Fe2+

Cu2+ + 2e → Cu

Fe2+ + 2e → Fe

BTe: 3nAl = nFe3+ + 2nFe + 2nCu => 3.0,42 = 0,36 + 2a + 2b (2)

Giải hệ trên thu được a = 0,15 và b = 0,3

=> x = 0,15 : 0,3 = 0,5M

Câu 33 :

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là

  • A
    7,312 gam.      
  • B
    7,412 gam. 
  • C
    7,612 gam.      
  • D
    7,512 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

*Phản ứng đốt cháy m gam X:

BTNT “O”: nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2

=> nX = nO(X) : 6

mX = mCO2 + mH2O – mO2

Tỉ lệ: mX = ?  gam X tương ứng với nX = ? mol

=>     7,088  gam                                    ? mol

=> nNaOH = 3nX; nglixerol = nX

BTKL: m muối = mX + mNaOH – m glixerol

Lời giải chi tiết :

*Phản ứng đốt cháy m gam X:

BTNT “O”: nO(X) = 2nCO2 + nH2O – 2nO2 = 1,14.2 + 1,06 – 1,61.2 = 0,12 mol

=> nX = nO(X) : 6 = 0,02 mol

mX = mCO2 + mH2O – mO2 = 1,14.44 + 1,06.18 – 1,61.32 = 17,72 gam

Tỉ lệ: 17,72 gam X tương ứng với 0,02 mol X

=>     7,088 gam                           0,008 mol

=> nNaOH = 3nX = 0,008.3 = 0,024 mol; nglixerol = nX = 0,008 mol

BTKL: m muối = mX + mNaOH – m glixerol = 7,088 + 0,024.40 – 0,008.92 = 7,312 gam

Câu 34 :

Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là

  • A
    0,25
  • B
    0,2
  • C
    0,1
  • D
    0,15

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt số mol của Glu và Lys lần lượt là x và y (mol)

nX => (1)

nNaOH = nHCl + 2nGlu + nLys => (2)

Giải hệ

Lời giải chi tiết :

Đặt số mol của Glu và Lys lần lượt là x và y (mol)

nX = x + y = 0,3 (1)

nNaOH = nHCl + 2nGlu + nLys => 0,8 = 0,4 + 2x + y (2)

Giải (1) và (2) thu được x = 0,1 và y = 0,2

Vậy số mol của Lys trong hỗn hợp là 0,2 mol

Câu 35 :

Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm bốn este mạch hở phản ứng vừa đủ với 0,17 mol H2 (xúc tác Ni, to), thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y phản ứng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit cacboxylic no có mạch cacbon không phân nhánh và 6,88 gam hỗn hợp T gồm hai ancol no, đơn chức. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X cần vừa đủ 0,09 mol O2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Z là

  • A
    32,88% 
  • B
    58,84% 
  • C
    50,31% 
  • D
    54,18%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cho Y tác dụng với NaOH thu được muối không phân nhánh nên trong hỗn hợp X chỉ chứa este đơn chức và este hai chức (được tạo bởi axit hai chức và ancol đơn chức).

Bảo toàn nguyên tố

Biện luận

Lời giải chi tiết :

nCOO = nNaOH = 0,11 mol

Số chức este trung bình = 0,11 : 0,08 = 1,375

Cho Y tác dụng với NaOH thu được muối không phân nhánh nên trong hỗn hợp X chỉ chứa este đơn chức và este hai chức (được tạo bởi axit hai chức và ancol đơn chức).

Đặt số mol ancol đơn chức và hai chức lần lượt là a và b (mol)

nX = a + b = 0,08 mol (1)

nNaOH = a + 2b = 0,11 (2)

Giải (1) và (2) được a = 0,05 và b = 0,03

*Phản ứng của Y với NaOH:

Ta có n ancol = nNaOH = 0,11 mol => M ancol = 6,88 : 0,11 = 688/11 (g/mol)

Mà ancol có dạng: CnH2n+2O => n = (688/11 – 18)/14 = 35/11

=> nC(ancol) = 35/11.0,11 = 0,35 mol

Đốt 0,01 mol X cần 0,09 mol O2 => đốt 0,08 mol X cần 0,72 mol O2

Đốt Y tương đương việc đốt 0,08 mol X và 0,17 mol H2

=> nO2 (đốt 0,08 mol Y) = nO2(đốt 0,08 mol X) + 0,5nH2 = 0,72 + 0,5.0,17 = 0,805 mol

*Phản ứng đốt Y:

Đặt số mol CO2 và H2O lần lượt là x, y (mol)

nCO2 – nH2O = n este hai chức => x – y = 0,03 (3)

BTNT “O”: nO(Y) + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O => 2x + y = 0,11.2 + 2.0,805 (4)

Giải (4) và (5) được x = 0,62 và y = 0,59

nCO2 = nC(muối) + nC(ancol) => nC(muối) = 0,62 – 0,35 = 0,27 mol

Muối gồm:

CnH2n-1O2Na: 0,05

CmH2m-4O4Na2: 0,03

=> 0,05n + 0,03m = 0,27 => 5n + 3m = 27 có nghiệm là n = 3 và m = 4

=> C3H5O2Na (0,05) và C4H4O4Na2 (0,03)

=> %m C4H4O4Na2 = 50,31%

Câu 36 :

Cho X, Y là hai axit hữu cơ mạch hở (MX < MY); Z là ancol no; T là este hai chức mạch hở không phân nhánh tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 38,86 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T với 400 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ thu được ancol Z và hỗn hợp F chứa hai muối có số mol bằng nhau. Cho Z vào bình chứa Na dư thấy bình tăng 19,24 gam và thu được 5,824 lít H2 ở đktc. Đốt hoàn toàn hỗn hợp F cần 15,68 lít O2 (đktc) thu được khí CO2, Na2CO3 và 7,2 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng của T trong E gần với giá trị nào nhất?

  • A
    9% 
  • B
    26% 
  • C
    51% 
  • D
    14%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

T là este hai chức mạch hở không phân nhánh tạo bởi X, Y, Z => X, Y là các axit đơn chức, Z là ancol hai chức

E tác dụng với NaOH cho 2 muối với số mol bằng nhau => nX = nY

*Ancol tác dụng Na:

Do ancol hai chức nên: nZ = nH2

m bình tăng = m ancol – mH2 => m ancol => M ancol => CTPT của ancol

*Đốt muối: Tính được nO2; nH2O; nNa2CO3 = 0,5nNaOH

Muối gồm:

R1COONa

R2COONa

BTNT “O”: nCO2 = (nO(muối) + 2nO2 – nH2O – 3nNa2CO3)/2

BTKL tìm được mối liên hệ giữa R1 và R2

Lời giải chi tiết :

T là este hai chức mạch hở không phân nhánh tạo bởi X, Y, Z => X, Y là các axit đơn chức, Z là ancol hai chức

E tác dụng với NaOH cho 2 muối với số mol bằng nhau => nX = nY

*Ancol tác dụng Na:

Do ancol hai chức nên: nZ = nH2 = 0,26 mol

m bình tăng = m ancol – mH2 => m ancol = m bình tăng + mH2 = 19,24 + 0,26.2 = 19,76 gam

=> M ancol = 19,76 : 0,26 = 76 (C3H8O2)

*Đốt muối: nO2 = 0,7 mol; nH2O = 0,4 mol; nNa2CO3 = 0,5nNaOH = 0,2 mol

Muối gồm:

R1COONa (0,2 mol)

R2COONa (0,2 mol)

=> nO(muối) = 0,8 mol

BTNT “O”: nCO2 = (nO(muối) + 2nO2 – nH2O – 3nNa2CO3)/2 = (0,8 + 0,7.2 – 0,4 – 0,2.3)/2 = 0,6 mol

BTKL: (R1+67).0,2 + (R2+67).0,2 = 0,6.44+0,2.106+0,4.18-0,7.32 = 32,4

=> R1 + R2 = 28 chỉ có nghiệm là R1 = 1 và R2 = 27 thỏa mãn

E gồm:

HCOOH (a mol)

C2H3COOH (a mol)

C3H8O2 (b mol)

C7H10O4 (c mol)

mE = 46a + 72a + 76b + 158c = 38,86

nNaOH = a + a + 2c = 0,4

n ancol = b + c = 0,26

Giải hệ thu được a = 0,075; b = 0,135; c = 0,125

=> %mT = 0,125.158/38,86.100% = 50,82% gần nhất với 51%

Câu 37 :

Cho X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và MX > MY > MZ. Đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y hoặc 0,16 mol peptit Z đều thu được số mol CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol. Nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E (chứa X, Y và 0,16 mol Z; số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng 101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A
    12% 
  • B
    10% 
  • C
    95% 
  • D
    54%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Do đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y hoặc 0,16 mol peptit Z đều thu được số mol CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol nên các peptit đều có chung dạng.

Đặt công thức chung peptit là CnH2n+2+m-2mNmOm+1

nCO2 – nH2O = npeptit nên ta có: n – (n+1-0,5m) = 1 => m = 4

Vậy X, Y, Z là các tetrapeptit.

Các peptit được tạo bởi Ala và Val nên ta có thể quy đổi thành: CONH, CH2, H2O.

Lời giải chi tiết :

Do đốt cháy 0,16 mol peptit X hoặc 0,16 mol peptit Y hoặc 0,16 mol peptit Z đều thu được số mol CO2 có số mol nhiều hơn số mol của H2O là 0,16 mol nên các peptit đều có chung dạng.

Đặt công thức chung peptit là CnH2n+2+m-2mNmOm+1

nCO2 – nH2O = npeptit nên ta có: n – (n+1-0,5m) = 1 => m = 4

Vậy X, Y, Z là các tetrapeptit.

Các peptit được tạo bởi Ala và Val nên ta có thể quy đổi thành:

CONH, CH2, H2O. Gọi số mol của peptit là a (mol) => nCONH = 4a (vì hỗn hợp là các tetrapeptit)

\(69,8(g)E\left\{ \begin{gathered}
CONH:4a \hfill \\
C{H_2}:b \hfill \\
{H_2}O:a \hfill \\
\end{gathered} \right. + NaOH \to 101,04(g)\,muoi\left\{ \begin{gathered}
{\text{COO}}Na:4a \hfill \\
N{H_2}:4a \hfill \\
C{H_2}:b \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

mE = 43.4a + 14b + 18a = 69,8

m muối = 67.4a + 16.4a + 14b = 101,04

Giải hệ thu được a = 0,22 và b = 2

Đặt nAlaNa = x mol và nValNa = y mol

m muối = 111x + 139y = 101,04

nN = x + y = 4a = 0,88

Giải thu được x = 0,76 mol và y = 0,12

Số mắt xích Ala trung bình = 0,76 : 0,22 = 3,5 => Z là Ala4

Số mắt xích Val trung bình = 0,12 : 0,22 = 0,5 => X là Val4

E gồm:

X: Val4

Y: AlakVal4-k

Z: Ala4 (0,16 mol)

+ Nếu k = 3

X: Val4

Y: Ala3Val

Z: Ala4 (0,16 mol)

Bảo toàn mắt xích Ala được nY = (0,76 – 0,16.4)/3 = 0,04 mol

=> nX = nE – nY – nZ = 0,22 – 0,04 – 0,16 = 0,02 thỏa mãn nX < nY

=> mX = 0,02.(117.4 – 18.3) = 8,28 gam

=> %mX = 8,28/69,8.100% = 11,86% gần nhất với 12%

Xét tương tự với k = 1 và k = 2 thấy không thỏa mãn nX < nY

Câu 38 :

Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) V lít dung dịch X chứa đồng thời R(NO3)2 0,45M (R là kim loại hóa trị không đổi) và NaCl 0,4M trong thời gian t giây, thu được 6,72 lít hỗn hợp khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch chứa KOH 0,75M và NaOH 0,5M không sinh ra kết tủa. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của V là

  • A
    1,00. 
  • B
    0,50. 
  • C
    0,75. 
  • D
    2,00.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Do Y tác dụng với kiềm nên R2+ có bị điện phân

nR(NO3)2 = 0,45V mol; nNaCl = 0,4V mol

*t giây: Thu được hỗn hợp khí ở anot nên Cl- bị điện phân hết, H2O đã bị điện phân

nCl2 = 0,5nNaCl = 0,2V mol

n khí = nCl2 + nO2 => nO2 = 0,3 – 0,2V (mol)

=> n e (t giây) = 2nCl2 + 4nO2 = 2.0,2V + 4(0,3-0,2V) = 1,2-0,4V (mol)

*2t giây: n e (2t giây) = 2,4-0,8V

Trong t giây tiếp theo nO2 sinh thêm = (1,2-0,4V)/4 = 0,3-0,1V (mol)

=> ∑nO2 = 0,6-0,3V (mol)

DD Y phản ứng với NaOH và KOH không sinh ra kết tủa nên có các TH sau:

- TH1: R2+ bị điện phân hết: ne ≥ 2nR2+ => 2,4-0,8V ≥ 2.0,45V => V ≤ 24/17

- TH2: R2+ điện phân chưa hết, OH- phản ứng với H+ và R2+ tạo R(OH)2 sau đó hòa tan R(OH)2

Lời giải chi tiết :

Do Y tác dụng với kiềm nên R2+ có bị điện phân

nR(NO3)2 = 0,45V mol; nNaCl = 0,4V mol

*t giây: Thu được hỗn hợp khí ở anot nên Cl- bị điện phân hết, H2O đã bị điện phân

nCl2 = 0,5nNaCl = 0,2V mol

n khí = nCl2 + nO2 => nO2 = 0,3 – 0,2V (mol)

=> n e (t giây) = 2nCl2 + 4nO2 = 2.0,2V + 4(0,3-0,2V) = 1,2-0,4V (mol)

*2t giây: n e (2t giây) = 2,4-0,8V

Trong t giây tiếp theo nO2 sinh thêm = (1,2-0,4V)/4 = 0,3-0,1V (mol)

=> ∑nO2 = 0,6-0,3V (mol)

DD Y phản ứng với NaOH và KOH không sinh ra kết tủa nên có các TH sau:

- TH1: R2+ bị điện phân hết: ne ≥ 2nR2+ => 2,4-0,8V ≥ 2.0,45V => V ≤ 24/17

Catot:

R2+  +   2Cl- → R + Cl2

0,2V ← 0,4V

R2+ + H2O → R + 2H+ + 0,5O2

0,25V →                0,5V

H2O → H2 + O2

nOH- = nH+ => 0,5V = 0,5 => V = 1 (thỏa mãn)

- TH2: R2+ điện phân chưa hết, OH- phản ứng với H+ và R2+ tạo R(OH)2 sau đó hòa tan R(OH)2

ne < 2nR2+ => 2,4-0,8V < 2.0,45V => V > 24/17

nR2+ bị đp = ne : 2 = 1,2-0,4V => nR2+ dư = 0,85V-1,2

nH+ = 4nO2 = 2,4-1,2V

=> nOH- = nH+ + 4nR2+ => 0,5 = 2,4-1,2V + 4(0,85V-1,2) => V = 1,318 (không thỏa mãn)

Câu 39 :

Cho một số tính chất sau:

(1) Có dạng sợi

(2) Tan trong nước

(3) Tan trong nước svaydo

(4) Tác dụng với axit nitric (xt H2SO4 đặc)

(5) Có phản ứng tráng bạc

(6) Bị thủy phân trong axit khi đun nóng

Các tính chất của xenlulozo là

  • A
    (1), (3), (5), (6) 
  • B
    (1), (3), (4), (6) 
  • C
    (1), (2), (4), (5) 
  • D
    (2), (3), (5), (6)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí và hóa học của xenlulozo.

Lời giải chi tiết :

Các tính chất của xenlulozo là:

(1) Có dạng sợi

(3) Tan trong nước svaydo

(4) Tác dụng với axit nitric (xt H2SO4 đặc)

(6) Bị thủy phân trong axit khi đun nóng

Câu 40 :

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nhiệt phân AgNO3

(b) Nung FeS2 trong không khí

(c) Nhiệt phân KNO3

(d) Nhiệt phân Cu(NO3)2

(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4

(g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3

(h) Điện phân dung dịch CuCl2

(i) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư)

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là

  • A
    2
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Viết PTHH từ đó xác định các thí nghiệm thu được kim loại sau phản ứng.

Lời giải chi tiết :

(a) 2AgNO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2Ag + 2NO2 + O2 => thu được kim loại Ag

(b) 4FeS2 + 11O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2Fe2O3 + 8SO2 => không thu được kim loại

(c) 2KNO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2KNO2 + O2 => không thu được kim loại

(d) 2Cu(NO3)2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2CuO + 4NO2 + O2 => không thu được kim loại

(e) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu => thu được kim loại Cu (có thể thu được Fe dư)

(g) Zn + 2FeCl3 dư → ZnCl2 + 2FeCl2 => không thu được kim loại

(h) CuCl2 \(\xrightarrow{dp\text{dd}}\) Cu + Cl2 => thu được kim loại Cu

(i)

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

=> không thu được kim loại

Vậy có 3 phản ứng thu được kim loại là (a) (e) và (h)

close