Đề thi học kì 2 Hóa 8 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Bazơ không tan trong nước là:

 

  • A

    Cu(OH)2 

  • B

    NaOH 

  • C

    KOH                      

  • D

    Ca(OH)2

Câu 2 :

Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là

 

  • A

    muối NaCl. 

  • B

    nước. 

  • C

    muối NaCl và nước.           

  • D

    dung dịch nước muối thu được.

Câu 3 :

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

 

  • A

    Đều tăng. 

  • B

    Đều giảm. 

  • C

    Phần lớn là tăng.                

  • D

    Phần lớn là giảm.

Câu 4 :

Chất rắn Cu tạo thành từ phản ứng của CuO và H2 có màu gì?

 

  • A

    Màu đen. 

  • B

    Màu nâu. 

  • C

    Màu xanh.              

  • D

    Màu đỏ.

Câu 5 :

Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhờ dựa vào tính chất:

 

  • A

    Khí oxi tan trong nước 

  • B

    Khí oxi ít tan trong nước

     

  • C

    Khí oxi khó hóa lỏng 

  • D

    Khí oxi nhẹ hơn nước

Câu 6 :

Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô:

 

  • A
    Là chất khí không màu, không mùi, không vị
  • B
    Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
  • C
    Là khí tan rất ít trong nước
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 7 :

Chọn câu sai:

  • A

    Axit luôn chứa nguyên tử H.

     

  • B

    Tên gọi của H2S là axit sunfuhiđric.

     

  • C

    Axit gồm nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

     

  • D

    Công thức hóa học của axit dạng HnA.

Câu 8 :

Em hãy chọn phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu trong các phương án sau:

 

  • A

    Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa

     

  • B

    Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.

  • C

    Dùng nước tưới lên ngọn lửa.

  • D

    Không có phương án dập tắt phù hợp.

Câu 9 :

Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ? 

  • A

    II 

  • B

    III 

  • C

    I                              

  • D

    IV

Câu 10 :

Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?

 

  • A

    Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

  • B

    Điện phân nước.

     

  • C

    Điện phân dung dịch NaOH.

  • D

    Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.

     

Câu 11 :

Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. Oxit nào không bị hiđro khử?

 

  • A

    CuO, MgO 

  • B

    Fe2O3, Na2

  • C

    Fe2O3, CaO                        

  • D

    CaO, Na2O, MgO

Câu 12 :

Trong điều kiện bình thường, khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học ở mức độ:

  • A
    yếu                                                
  • B
     rất yếu                               
  • C
    bình thường                      
  • D
     mạnh
Câu 13 :

Chỉ ra oxit axit: : P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2

 

  • A

    P2O5, CaO, CuO, BaO 

  • B

    BaO, SO2, CO2

  • C

    CaO, CuO, BaO 

  • D

    SO2, CO2, P2O5

Câu 14 :

Cho các phản ứng hóa học sau:

1) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

2) 2FeO + C → 2Fe + CO2

3) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

4) CaCO3 → CaO + CO2

5) 4N + 5O2 → 2N2O5

6) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?

 

  • A

    1, 2, 3. 

  • B

    2, 4. 

  • C

    1, 3, 5, 6.                

  • D

    1, 4, 5, 6.

Câu 15 :

Điều chế hiđro trong công nghiệp bằng cách

 

  • A

    từ thiên nhiên – khí dầu mỏ. 

  • B

    điện phân nước.

  • C

    từ nước và than. 

  • D

    cả 3 cách trên.

Câu 16 :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

 

  • A

    Tính số gam H2SO4có trong 100 gam dung dịch.

  • B

    Tính số gam H2SO4có trong 1 lít dung dịch.

  • C

    Tính số gam H2SO4có trong 1000 gam dung dịch.

  • D

    Tính số mol H2SO4có trong 10 lít dung dịch.

Câu 17 :

Kim loại không tan trong nước là:

  • A
    Na.      
  • B
    K.        
  • C
    Ca.       
  • D
    Cu.
Câu 18 :

Đốt cháy 13,64 gam photpho trong khí oxi thu được 31,24 gam hợp chất. Tên gọi của hợp chất thu được là

  • A
    photpho oxit.
  • B
    photpho (V) oxit.
  • C
    photpho pentaoxit.
  • D
    điphotpho pentaoxit.
Câu 19 :

Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng

 

  • A

    9,2 gam 

  • B

    4,6 gam 

  • C

    2 gam                      

  • D

    9,6 gam

Câu 20 :

Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

 

  • A

    11,7 gam. 

  • B

    5,85 gam. 

  • C

    4,68 gam.                

  • D

    7,02 gam.

Câu 21 :

Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là

 

  • A

    24,15 gam 

  • B

    19,32 gam 

  • C

    16,1 gam                 

  • D

    17,71 gam

     

Câu 22 :

Xác định nồng độ phần trăm  của 10 ml dung dịch HCl 10,81M có khối lượng riêng d=1,19 gam/ml

                                              

  • A
    33, 16%
  • B
    33,18%           
  • C
    46,16%                                  
  • D
     37%
Câu 23 :

Trong 150 ml dd có hoà tan 8 gam NaOH. Nồng độ mol của dung dịch là:

  • A
    0,2M
  • B
    2M
  • C
    2,5M 
  • D
    \frac{4}{3}M

    4/3M

Câu 24 :

Cần lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl 0,2M để khi trộn với dung dịch HCl 0,8M thì thu được 2 lít dung dịch HCl 0,5M? Giả sử không có sự thay đổi thể tích khi trộn.

 

  • A

    3 lít. 

  • B

    2 lít. 

  • C

    1 lít.                        

  • D

    1,5 lít.

     

Câu 25 :

Khối lượng SO3 và khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy để pha thành 450 gam dung dịch H2SO4 83,3% lần lượt là

 

  • A

    240 gam và 210 gam. 

  • B

    250 gam và 200 gam.

  • C

    200 gam và 250 gam. 

  • D

    210 gam và 240 gam.

Câu 26 :

Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch HCl 1,5 M (D = 1,25 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được khí H2 và dung dịch A. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch A là

  • A

    4,97% và 1,43%. 

  • B

    5,12% và 1,43%.                

  • C

    4,97% và 5,12%.                

  • D

    2,44% và 5,12%

Câu 27 :

Trộn 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ x mol/l với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch A. Cho một ít quỳ tím vào dung dịch A thấy có màu xanh. Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A thấy quỳ trở lại màu tím. Tính nồng độ x

  • A

    2,0M. 

  • B

    1,0M. 

  • C

    1,5M.                      

  • D

    2,5M.

Câu 28 :

Hòa tan hoàn toàn một muối cacbonat của kim loại R bằng dung dịch HCl 18,25% vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch muối clorua có nồng độ 21,591%. Công thức hóa học của muối cacbonat là

  • A

    CuCO3

  • B

    FeCO3

  • C

    MgCO3.                  

  • D

    CaCO3.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bazơ không tan trong nước là:

 

  • A

    Cu(OH)2 

  • B

    NaOH 

  • C

    KOH                      

  • D

    Ca(OH)2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bazơ không tan trong nước là: Cu(OH)2       

 

Câu 2 :

Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là

 

  • A

    muối NaCl. 

  • B

    nước. 

  • C

    muối NaCl và nước.           

  • D

    dung dịch nước muối thu được.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là muối NaCl.

 

Câu 3 :

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

 

  • A

    Đều tăng. 

  • B

    Đều giảm. 

  • C

    Phần lớn là tăng.                

  • D

    Phần lớn là giảm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước phần lớn là tăng.

Vì có phần nhỏ chất rắn khi tăng nhiệt độ thì độ tăng giảm.

 

Câu 4 :

Chất rắn Cu tạo thành từ phản ứng của CuO và H2 có màu gì?

 

  • A

    Màu đen. 

  • B

    Màu nâu. 

  • C

    Màu xanh.              

  • D

    Màu đỏ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

H2 tác dụng với CuO ở nhiệt độ cao sinh ra Cu:

PTHH: H2 + CuO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ Cu + H2O

Kim loại Cu tạo ra có màu đỏ.

 

Câu 5 :

Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhờ dựa vào tính chất:

 

  • A

    Khí oxi tan trong nước 

  • B

    Khí oxi ít tan trong nước

     

  • C

    Khí oxi khó hóa lỏng 

  • D

    Khí oxi nhẹ hơn nước

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước nhờ dựa vào tính chất: Khí oxi ít tan trong nước

 

Câu 6 :

Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về khí hiđrô:

 

  • A
    Là chất khí không màu, không mùi, không vị
  • B
    Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí
  • C
    Là khí tan rất ít trong nước
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tất cá các đáp án A, B, C đều đúng. 

Câu 7 :

Chọn câu sai:

  • A

    Axit luôn chứa nguyên tử H.

     

  • B

    Tên gọi của H2S là axit sunfuhiđric.

     

  • C

    Axit gồm nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

     

  • D

    Công thức hóa học của axit dạng HnA.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu sai là: Axit gồm nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.

Vì axit có thể gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro

Câu 8 :

Em hãy chọn phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu trong các phương án sau:

 

  • A

    Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa

     

  • B

    Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.

  • C

    Dùng nước tưới lên ngọn lửa.

  • D

    Không có phương án dập tắt phù hợp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta chọn phương pháp: Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa vì sẽ ngăn cách được chất cháy với oxi.

A không phù hợp vì dùng quạt sẽ cung cấp thêm oxi làm ngọn lửa cháy to hơn.

C không phù hợp vì xăng dầu nhẹ, nổi lên mặt nước sẽ lan rộng ra làm đám lửa cháy to hơn.

 

Câu 9 :

Gốc axit của axit HNO3 có hóa trị mấy ? 

  • A

    II 

  • B

    III 

  • C

    I                              

  • D

    IV

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gốc axit của axit HNO3 là NO3 có hóa trị I

 

Câu 10 :

Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách nào sau đây?

 

  • A

    Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

  • B

    Điện phân nước.

     

  • C

    Điện phân dung dịch NaOH.

  • D

    Nhiệt phân KClO3 với xúc tác MnO2.

     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- O2 điều chế bằng phản ứng phân hủy những hợp chất giàu oxi và không bền nhiệt như KMnO4, KClO3, H2O2,…

2KMnO4 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 $\xrightarrow[Mn{{O}_{2}}]{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2

 

Câu 11 :

Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. Oxit nào không bị hiđro khử?

 

  • A

    CuO, MgO 

  • B

    Fe2O3, Na2

  • C

    Fe2O3, CaO                        

  • D

    CaO, Na2O, MgO

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những oxit không bị hiđro khử là: CaO, Na2O, MgO

 

Câu 12 :

Trong điều kiện bình thường, khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học ở mức độ:

  • A
    yếu                                                
  • B
     rất yếu                               
  • C
    bình thường                      
  • D
     mạnh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong điều kiện bình thường, khí oxi là đơn chất hoạt động hóa học ở mức độ: mạnh

Câu 13 :

Chỉ ra oxit axit: : P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2

 

  • A

    P2O5, CaO, CuO, BaO 

  • B

    BaO, SO2, CO2

  • C

    CaO, CuO, BaO 

  • D

    SO2, CO2, P2O5

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Oxit axit là oxit của phi kim

 

Lời giải chi tiết :

Oxit axit là oxit của phi kim. Các phi kim là: P, S, C

=> các oxit axit là: SO2, CO2 , P2O5

 

Câu 14 :

Cho các phản ứng hóa học sau:

1) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

2) 2FeO + C → 2Fe + CO2

3) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

4) CaCO3 → CaO + CO2

5) 4N + 5O2 → 2N2O5

6) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?

 

  • A

    1, 2, 3. 

  • B

    2, 4. 

  • C

    1, 3, 5, 6.                

  • D

    1, 4, 5, 6.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Các phản ứng hóa hợp là:

1) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

3) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

5) 4N + 5O2 → 2N2O5

6) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

 

Câu 15 :

Điều chế hiđro trong công nghiệp bằng cách

 

  • A

    từ thiên nhiên – khí dầu mỏ. 

  • B

    điện phân nước.

  • C

    từ nước và than. 

  • D

    cả 3 cách trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều chế hiđro trong công nghiệp bằng cách :

* Phương pháp điện phân nước.

      2H2O $\xrightarrow{dien\,phan}$  2H2↑ + O2

* Dùng than khử oxi của H2O ở nhiệt độ cao: C + H2O $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO + H2

* Điều chế từ khí tự nhiên, khí mỏ dầu.

 

Câu 16 :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

 

  • A

    Tính số gam H2SO4có trong 100 gam dung dịch.

  • B

    Tính số gam H2SO4có trong 1 lít dung dịch.

  • C

    Tính số gam H2SO4có trong 1000 gam dung dịch.

  • D

    Tính số mol H2SO4có trong 10 lít dung dịch.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nồng độ phần trăm là khối lượng chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, ta tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch.

 

Câu 17 :

Kim loại không tan trong nước là:

  • A
    Na.      
  • B
    K.        
  • C
    Ca.       
  • D
    Cu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ghi nhớ: Chỉ có các kim loại kiềm và kiềm thổ như: Li, Na, K, Ca, Ba… tan trong nước còn lại các kim loại khác không tan.

\( \to\) Cu không tan trong nước.

Câu 18 :

Đốt cháy 13,64 gam photpho trong khí oxi thu được 31,24 gam hợp chất. Tên gọi của hợp chất thu được là

  • A
    photpho oxit.
  • B
    photpho (V) oxit.
  • C
    photpho pentaoxit.
  • D
    điphotpho pentaoxit.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi công thức hợp chất là PxOy.

\(2xP + y{O_2} \to 2{P_x}{O_y}\)

ta có \(\dfrac{{{n_P}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y}\) ⟹ Công thức hợp chất

Lời giải chi tiết :

nP = 0,44 mol.

Áp dụng ĐLBTKL ⟹ mP + moxi = moxit

⟹ moxi = moxit – mP  = 31,24 – 13,64 = 17,6 gam

⟹ \({n_{{O_2}}} = 0,55\)mol

Gọi CT là PxOy.

ta có \(\dfrac{{{n_P}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{{0,44}}{{0,55}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{2}{5} = \dfrac{x}{y}\)

Vậy công thức của oxit sắt là P2O5 có tên gọi là điphotpho pentaoxit.

Câu 19 :

Cho mẩu Na vào cốc nước dư thấy có 4,48 lít khí bay lên ở đktc. Tính khối lượng Na phản ứng

 

  • A

    9,2 gam 

  • B

    4,6 gam 

  • C

    2 gam                      

  • D

    9,6 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí H2

+) Viết PTHH, tính số mol Na theo số mol H2

 

Lời giải chi tiết :

Khí bay lên là H2

Số mol khí H2 là: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{4,48}{22,4}=0,2\,mol$

PTHH:       2Na   +   2H2O   →   2NaOH  +  H2

Tỉ lệ PT cứ thu được 1mol Hthì cần dùng 2 mol Na

P/ứng:  thu được 0,2mol H2  thì cần dùng: 0,2.2=0,4 mol Na

=> Khối lượng Na phản ứng là: mNa = 0,4.23 = 9,2 gam

Câu 20 :

Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

 

  • A

    11,7 gam. 

  • B

    5,85 gam. 

  • C

    4,68 gam.                

  • D

    7,02 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O và xét tỉ lệ dư thừa

+) tính số mol NaCl theo số mol chát hết => khối lượng

 

Lời giải chi tiết :

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{HCl}}}{1}=0,2$ => HCl dư, NaOH phản ứng hết

=> tính số mol NaCl theo NaOH

PTHH:     NaOH   +   HCl → NaCl + H2O

Tỉ lệ PT:  1mol          1mol      1mol

P/ứng:      0,1mol        →         0,1mol

=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam

 

Câu 21 :

Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là

 

  • A

    24,15 gam 

  • B

    19,32 gam 

  • C

    16,1 gam                 

  • D

    17,71 gam

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol kẽm và số mol H2SO4

+) Viết PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 => xét tỉ lệ dư thừa

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol chất hết => khối lượng

  

Lời giải chi tiết :

Số mol kẽm là: ${{n}_{Zn}}=\frac{9,75}{65}=0,15\,mol$

Số mol H2SO4 là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{9,8}{98}=0,1\,mol$

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{Zn}}}{1}=0,15\,>\frac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}=0,1$ => Zn dư, H2SO4 phản ứng hết

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol H2SO4

PTHH:      Zn   +   H2SO4 → ZnSO4 + H2

Tỉ lệ PT:  1mol      1mol         1mol

P/ứng:                   0,1mol  → 0,1mol

=> Khối lượng ZnSO4 là: ${{m}_{Zn\text{S}{{O}_{4}}}}=0,1.161=16,1\,gam$

 

Câu 22 :

Xác định nồng độ phần trăm  của 10 ml dung dịch HCl 10,81M có khối lượng riêng d=1,19 gam/ml

                                              

  • A
    33, 16%
  • B
    33,18%           
  • C
    46,16%                                  
  • D
     37%

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

10ml = 0,01 (lít)

Số mol của HCl là: nHCl = CM. V= 10,81. 0,01 = 0,1081(mol).

⟹ mHCl = 0,1081. 36,5 = 3,94565(g)

Khối lượng dung dịch HCl là: mdd HCl= V.d= 10. 1,19=11,9 (g)a

\(C\%  = \frac{{{m_{HCl}}}}{{{m_{{\rm{dd}}HCl}}}}.100\%  = \frac{{3,94565}}{{11,9}}.100\%  = 33,16\% \)

Câu 23 :

Trong 150 ml dd có hoà tan 8 gam NaOH. Nồng độ mol của dung dịch là:

  • A
    0,2M
  • B
    2M
  • C
    2,5M 
  • D
    \frac{4}{3}M

    4/3M

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đổi: 150ml = 0,15lit

nNaOH = 8 : 40 = 0,2 mol

CM =  n : V = 0,2 : 0,15 = 4/3M

Câu 24 :

Cần lấy bao nhiêu lít dung dịch HCl 0,2M để khi trộn với dung dịch HCl 0,8M thì thu được 2 lít dung dịch HCl 0,5M? Giả sử không có sự thay đổi thể tích khi trộn.

 

  • A

    3 lít. 

  • B

    2 lít. 

  • C

    1 lít.                        

  • D

    1,5 lít.

     

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gọi n1, V1 lần lượt là số mol và thể tích dung dịch HCl 0,2M => n1 = 0,2.V1

Gọi n2, V2 lần lượt là số mol và thể tích dung dịch HCl 0,8M => n2 = 0,8.V2

Gọi n3, V3 lần lượt là số mol và thể tích của dd HCl 0,5M

=> số mol HCl trong dung dịch HCl 0,5M là: n3 = 2.0,5 = 1 mol

Ta có: n1 + n2 = n3 => 0,2.V1 + 0,8.V2 = 1   (1)

V1 + V2 = V3 => V1 + V2 = 2 lít   (2)

Từ (1) và (2), giải hệ pt ta được V1 = 1 lít; V2 = 1 lít

 

Câu 25 :

Khối lượng SO3 và khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy để pha thành 450 gam dung dịch H2SO4 83,3% lần lượt là

 

  • A

    240 gam và 210 gam. 

  • B

    250 gam và 200 gam.

  • C

    200 gam và 250 gam. 

  • D

    210 gam và 240 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Gọi số mol SO3 cần lấy là x mol và khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy là m gam

+) Viết PTHH, tính khối lượng H2SO4 sinh ra theo x

+) Tính tổng khối lượng H2SO4 trong dung dịch thu được: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,b\text{d}}}+{{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,\sinh \,ra}}$=> PT (1)

+) Tính khối lượng dd thu được : ${{m}_{dd}}={{m}_{S{{O}_{3}}}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}b\text{d}}}$ => PT (2)

 

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol SO3 cần lấy là x mol => khối lượng SO3 là 80x gam

Gọi khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy là m gam

=> khối lượng H2SO4 trong dd cần lấy là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{m.49\%}{100\%}=0,49m\,(gam)$

Hòa tan SO3 vào nước xảy ra phản ứng:

                SO3    +     H2O → H2SO4

Tỉ lệ PT:  1mol                       1mol

P/ứng:      x mol         →         x mol

=> khối lượng H2SO4 sinh ra là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,\sinh \,ra}}$ = 98x (gam)

=> tổng khối lượng H2SO4 trong dung dịch thu được: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,b\text{d}}}+{{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}\,\sinh \,ra}}=0,49m+98\text{x}$

Trong 450 gam dung dịch H2SO4 83,3% chứa : \({{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{450.83,3\%}{100\%}=374,85\,gam\) 

=> 0,49m + 98x = 374,85  (1)

Khối lượng dd thu được sau khi pha là: ${{m}_{dd}}={{m}_{S{{O}_{3}}}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}b\text{d}}}$

=> 80x + m = 450   (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 

$\left\{ \begin{array}{l}0,49m + 98{\rm{x}} = 374,85\\m + 80{\rm{x}} = 450\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}m = 240\\x = 2,625\end{array} \right.$

=> Khối lượng SO3 cần lấy là: ${{m}_{S{{O}_{3}}}}=2,625.80=210\,gam$

Khối lượng dung dịch H2SO4 49% cần lấy là 240 gam

 

Câu 26 :

Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch HCl 1,5 M (D = 1,25 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được khí H2 và dung dịch A. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch A là

  • A

    4,97% và 1,43%. 

  • B

    5,12% và 1,43%.                

  • C

    4,97% và 5,12%.                

  • D

    2,44% và 5,12%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Fe và số mol HCl

+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất hết, chất dư

=> các chất tan có trong dung dịch A

+) Tính số mol các chất theo chất phản ứng hết

+) Tính mdd HCl ban đầu = D . V

=> mdd sau pứ = mFe + mdd HCl ban đầu – mH2

Lời giải chi tiết :

${{n}_{F\text{e}}}=\frac{5,6}{56}=0,1\,mol$

nHCl = 0,2.1,5 = 0,3 mol

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{F\text{e}}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{HCl}}}{2}=\frac{0,3}{2}=0,15$

=> Fe phản ứng hết, HCl còn dư => Dung dịch A gồm FeCl2 và HCl dư

Theo PTHH: ${{n}_{F\text{e}C{{l}_{2}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}={{n}_{F\text{e}}}=0,1\,mol$

nHCl phản ứng = 2.nFe = 2.0,1 = 0,2 mol => nHCl dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol

mdd HCl ban đầu = D . V = 1,25.200 = 250 (gam)

Vì Fe phản ứng hết và sau phản ứng có khí H2 sinh ra

=> mdd sau pứ = mFe + mdd HCl ban đầu – mH2 = 5,6 + 250 – 0,1.2 = 255,4 gam

$\begin{array}{l}\Rightarrow C{\% _{dd\,F{\rm{e}}C{l_2}}} = \frac{{0,1.127}}{{255,4}}.100\%  = 4,97\% \\C{\% _{dd\,HCl}} = \frac{{0,1.36,5}}{{255,4}}.100\%  = 1,43\%\end{array}$

Câu 27 :

Trộn 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ x mol/l với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch A. Cho một ít quỳ tím vào dung dịch A thấy có màu xanh. Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch A thấy quỳ trở lại màu tím. Tính nồng độ x

  • A

    2,0M. 

  • B

    1,0M. 

  • C

    1,5M.                      

  • D

    2,5M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết 2 PTHH

+) Quỳ tím không đổi màu => Ba(OH)2 tác dụng vừa đủ với 2 axit

+) Từ 2 PTHH, ta có: ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{HN{{O}_{3}}}}+\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}$ => tìm x

Lời giải chi tiết :

${{n}_{HN{{O}_{3}}}}=0,05\text{x}\,(mol);\,\,{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,15.0,2=0,03\,(mol)$

nHCl = 0,1.0,1 = 0,01 (mol)

Các phản ứng:

2HNO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2H2O   (1)

2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2H2O             (2)

Sau phản ứng (2) thì quỳ tím không đổi màu => như vậy Ba(OH)2 tác dụng vừa đủ với 2 axit, sản phẩm thu được chỉ gồm các muối.

Dựa vào tỉ lệ 2 PT, ta có: ${{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{HN{{O}_{3}}}}+\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}$

\(\Rightarrow 0,03=\frac{1}{2}.0,05x+\frac{1}{2}.0,01\text{ }\Rightarrow x=1\)

Câu 28 :

Hòa tan hoàn toàn một muối cacbonat của kim loại R bằng dung dịch HCl 18,25% vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch muối clorua có nồng độ 21,591%. Công thức hóa học của muối cacbonat là

  • A

    CuCO3

  • B

    FeCO3

  • C

    MgCO3.                  

  • D

    CaCO3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Gọi kim loại R có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4) => Muối cacbonat của R có dạng R2(CO3)n

+) Giả sử lấy 1 mol R2(CO3)n

+) Viết PTHH, tính số mol của HCl, muối RCln, khí CO2 theo số mol R2(CO3)n

+) mdd sau pứ = ${{m}_{{{R}_{2}}{{(C{{O}_{3}})}_{n}}}}+{{m}_{dd\,HCl}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$

+) Thay vào biểu thức tính phần trăm muối clorua => tìm biểu thức liên hệ giữa R và n

+) Lập bảng giá trị, cho n = 1, 2, 3, 4 => tìm n và R phù hợp

Lời giải chi tiết :

Gọi kim loại R có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4) => Muối cacbonat của R có dạng R2(CO3)n

Giả sử lấy 1 mol R2(CO3)n => ${{m}_{{{R}_{2}}{{(C{{O}_{3}})}_{n}}}}=2\text{R}+60n\,(gam)$

PTHH: R2(CO­3)n + 2nHCl → 2RCln + nCO2 ↑ + nH2O

P/ứng:  1 mol   →   2n mol → 2 mol → n mol

=> Khối lượng HCl phản ứng là: mHCl = 36,5 . 2n = 73n (gam)

$\Rightarrow {{m}_{dd\,HCl}}=\frac{73.n.100%}{18,25%}=400n\,(gam)$

Khối lượng muối RCln thu được là: ${{m}_{RC{{l}_{n}}}}=2.(R+35,5n)=2\text{R}+71n$(gam)

Khối lượng khí CO2 sinh ra là: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}=44n\,(gam)$

Vì phản ứng sinh ra khí CO2 => mdd sau pứ = ${{m}_{{{R}_{2}}{{(C{{O}_{3}})}_{n}}}}+{{m}_{dd\,HCl}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$= 2R + 60n + 400n – 44n = 2R + 416n (gam)

=> Nồng độ muối thu được là : $C\%=\frac{2R+71n}{2\text{R}+416n}.100\%=21,591\%$

=> 2R + 71n = 0,21591.(2R + 416n)

=> R = 12n

Xét bảng giá trị :

Vậy R là kim loại Mg => muối cacbonat của R là MgCO3

close