Đề thi học kì 2 Hóa 8 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Chọn kết luận đúng

  • A

    Muối clorua đều là muối tan. 

  • B

    Muối sắt là muối tan.

  • C

    Muối của kim loại kiềm đều là muối tan. 

  • D

    BaSOlà muối tan.

Câu 2 :

Chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxi để

 

  • A

    hô hấp. 

  • B

    dập tắt đám cháy.

  • C

    tránh bị bỏng.                     

  • D

    liên lạc với bên ngoài.

     

     

Câu 3 :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

 

  • A

    Tính số gam H2SO4có trong 100 gam dung dịch.

  • B

    Tính số gam H2SO4có trong 1 lít dung dịch.

  • C

    Tính số gam H2SO4có trong 1000 gam dung dịch.

  • D

    Tính số mol H2SO4có trong 10 lít dung dịch.

Câu 4 :

Dãy chất nào sau đây là bazơ:

  • A
    NaOH, KOH, Al(OH)3; Fe (OH)2      
  • B
    KOH, Al(OH)3, H2SO4, H2S
  • C
    H2SO4, H2S, Al(OH)3, Fe(OH)2
  • D
    NaOH, KOH, Zn(OH)2, BaO
Câu 5 :

Nguyên liệu để sản xuất O2 trong công nghiệp là phương án nào sau đây:

 

  • A

    KMnO4 

  • B

    KClO3                    

  • C

    KNO3                     

  • D

    Không khí

Câu 6 :

Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là

 

  • A

    Dung môi 

  • B

    Dung dịch bão hòa 

  • C

    Dung dịch chưa bão hòa                

  • D

    Cả A và B

Câu 7 :

Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch gọi là

  • A
    Chất gây nghiện  
  • B
    Dung môi
  • C
    Chất tan  
  • D
    Chất tạo màu
Câu 8 :

Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng:

  • A
    Xăng hoặc dầu phun vào đám cháy.
  • B
    Cát hoặc vải dày ẩm trùm kín đám cháy.
  • C
    Nước để dập tắt đám cháy.     
  • D
    Khí oxi phun vào đám cháy.
Câu 9 :

Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất muối là

 

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    1

Câu 10 :

Chọn đáp án sai:

 

  • A

    Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.

     

  • B

    Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • C

    Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • D

    Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Câu 11 :

Phản ứng nào dưới đây có thể tạo được khí hiđro?

  • A

    Cu + HCl 

  • B

    CaO + H2

  • C

    Fe + H2SO4            

  • D

    CuO + HCl

Câu 12 :

Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

  • A

    Tính số gam KOH có trong 100 gam dung dịch.

     

  • B

    Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch.

  • C

    Tính số gam KOH có trong 1000 gam dung dịch.

  • D

    Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch.

Câu 13 :

Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Số muối là

 

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 14 :

Oxi phản ứng với nhóm chất nào dưới đây ?

  • A
    C, Cl2, Na. 
  • B
    C, C2H2, Cu.
  • C
    Na, C4H10, Au.
  • D
    Au, N2, Mg.
Câu 15 :

Công thức hóa học của axit sunfuhiđiric là:

  • A
    2S. 
  • B
    H2SO3.
  • C
    H2SO4
  • D
    H2SO2.
Câu 16 :

Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 17 :

Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?

 

  • A

    Sắt oxit. 

  • B

    Sắt (II) oxit. 

  • C

    Sắt (III) oxit.         

  • D

    Sắt từ oxit.

Câu 18 :

Cho các bazơ sau: natri hiđroxit, bari hiđroxit, sắt (II) hiđroxit, đồng (II) hiđroxit, canxi hiđroxit, nhôm hiđroxit. Số các bazơ không tan trong nước là

 

  • A

    2. 

  • B

  • C

    4                             

  • D

    5

Câu 19 :

Phát biểu nào về ứng dụng của hiđrô là sai:

  • A
    Khí hiđrô dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, cho động cơ ô tô thay thế cho xăng, dùng trong đèn xì hàn cắt kim loại.
  • B
    Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất ammoniac
  • C
     Dùng làm bình thở cho các thợ lặn dưới nước
  • D
    Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.
Câu 20 :

Tính số gam kali clorat cầm thiết để điều chế được 48 gam khí oxi?

 

  • A

    183,75 gam

  • B

    122,5 gam

  • C

    147 gam                 

  • D

    196 gam.

     

Câu 21 :

Đốt cháy 33,6 gam Fe trong khí oxi thu được 48 gam oxit sắt. Tên gọi của oxit sắt là

  • A
    sắt oxit.
  • B
    sắt (II) oxit.
  • C
    sắt (III) oxit.
  • D
    sắt trioxit.
Câu 22 :

Hòa tan V lít khí SO3 (đktc) gam vào nước dư, thu được 49 gam H2SO4. Tính V

 

  • A

    11,2. 

  • B

    22,4. 

  • C

    16,8.                              

  • D

    19,6.

Câu 23 :

Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

 

  • A

    11,7 gam. 

  • B

    5,85 gam. 

  • C

    4,68 gam.                

  • D

    7,02 gam.

Câu 24 :

Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là

 

  • A

    40. 

  • B

    44.

  • C

    42

  • D

    43.

Câu 25 :

Xác định nồng độ phần trăm  của 10 ml dung dịch HCl 10,81M có khối lượng riêng d=1,19 gam/ml

                                              

  • A
    33, 16%
  • B
    33,18%           
  • C
    46,16%                                  
  • D
     37%
Câu 26 :

Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

 

  • A

    5,04 gam 

  • B

    1,078 gam 

  • C

    10,8 gam                 

  • D

    10 gam

Câu 27 :

Cho m1 gam dung dịch KNO3 5% vào m2 gam dung dịch KNO3 17% thu được 360 gam dung dịch KNO3 9%. Tính m1, m2

 

  • A

    m1 = 240 và m2 = 120. 

  • B

    m1 = 120 và m2 = 240.

     

  • C

    m1 = 180 và m2 = 180. 

  • D

    m1 = 140 và m2 = 220.

     

     

Câu 28 :

Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaHSO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được chất rắn khan có khối lượng bao nhiêu? (Biết sơ đồ phản ứng: NaHSO4 + NaOH ---> Na2SO4 + H2O)

  • A

    14,2 gam. 

  • B

    18,2 gam. 

  • C

    4,0 gam.                  

  • D

    10,2 gam.

Câu 29 :

Cho 21,2 gam Na2CO3 vào 300 ml dung dịch H2SO4 1M (D = 1,5 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít CO2 (có phản ứng: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O). Tính C% của Na2SO4 trong dung dịch A

 

  • A

    5,65%. 

  • B

    6,03%. 

  • C

    6,14%.                    

  • D

    6,57%

Câu 30 :

Trong phòng thí nghiệm có 1 lớp học có 6 nhóm học sinh cần điều chế O2 từ hóa chất KClO3 để làm thí nghiệm. Mỗi nhóm cần thu 2 bình khí oxi, mỗi bình chứa 280 ml. Khối lượng KClO3 cần dùng là bao nhiêu? Biết các khí đo được ở đktc.

  • A
    2,04 gam                            
  • B
    12,25 gam                           
  • C
    18,375 gam                       
  • D
    21,75 gam

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn kết luận đúng

  • A

    Muối clorua đều là muối tan. 

  • B

    Muối sắt là muối tan.

  • C

    Muối của kim loại kiềm đều là muối tan. 

  • D

    BaSOlà muối tan.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kết luận đúng là: Muối của kim loại kiềm đều là muối tan.

A sai vì AgCl là muối clorua không tan.

B sai vì muối FeCO3 không tan

D sai, BaSO4 là muối không tan

 

Câu 2 :

Chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxi để

 

  • A

    hô hấp. 

  • B

    dập tắt đám cháy.

  • C

    tránh bị bỏng.                     

  • D

    liên lạc với bên ngoài.

     

     

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chiến sĩ chữa cháy dùng bình đặc biệt chứa khí oxi để thở (hô hấp).

 

Câu 3 :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

 

  • A

    Tính số gam H2SO4có trong 100 gam dung dịch.

  • B

    Tính số gam H2SO4có trong 1 lít dung dịch.

  • C

    Tính số gam H2SO4có trong 1000 gam dung dịch.

  • D

    Tính số mol H2SO4có trong 10 lít dung dịch.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nồng độ phần trăm là khối lượng chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, ta tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch.

 

Câu 4 :

Dãy chất nào sau đây là bazơ:

  • A
    NaOH, KOH, Al(OH)3; Fe (OH)2      
  • B
    KOH, Al(OH)3, H2SO4, H2S
  • C
    H2SO4, H2S, Al(OH)3, Fe(OH)2
  • D
    NaOH, KOH, Zn(OH)2, BaO

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm –OH.

→ dấu hiệu nhận biết nhận là có nhóm –OH trong phân tử.

Lời giải chi tiết :

A. Thỏa mãn tất cả đều là bazơ.

B,C Loại H2SO4 và H2S là axit.

D. Loại BaO là oxit

Câu 5 :

Nguyên liệu để sản xuất O2 trong công nghiệp là phương án nào sau đây:

 

  • A

    KMnO4 

  • B

    KClO3                    

  • C

    KNO3                     

  • D

    Không khí

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyên liệu để sản xuất O2 trong công nghiệp là: không khí

Sản xuất khí oxi từ không khí bằng cách hạ không khí xuống dưới -200oC, sau đó nâng dần nhiệt độ lên -196oC ta thu được khí N2, sau đó nâng đến -183oC ta thu được khí oxi.

 

Câu 6 :

Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là

 

  • A

    Dung môi 

  • B

    Dung dịch bão hòa 

  • C

    Dung dịch chưa bão hòa                

  • D

    Cả A và B

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là dung dịch bão hòa.

 

Câu 7 :

Chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch gọi là

  • A
    Chất gây nghiện  
  • B
    Dung môi
  • C
    Chất tan  
  • D
    Chất tạo màu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.

Câu 8 :

Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng:

  • A
    Xăng hoặc dầu phun vào đám cháy.
  • B
    Cát hoặc vải dày ẩm trùm kín đám cháy.
  • C
    Nước để dập tắt đám cháy.     
  • D
    Khí oxi phun vào đám cháy.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước.

Nguyên nhân là vì xăng dầu nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ lan tỏa nổi trên mặt nước khiến đám cháy còn lan rộng lớn và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường dùng vải dày trùm  hoặc phủ cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa với oxi.

Câu 9 :

Trong các chất sau: NaCl, HCl, CaO, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất muối là

 

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

=> Số chất thuộc hợp chất muối là : NaCl, CuSO4, KHCO3.

 

Câu 10 :

Chọn đáp án sai:

 

  • A

    Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.

     

  • B

    Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • C

    Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

     

  • D

    Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án sai là: Chất oxi hóa là chất chiếm oxi của chất khác.

 

Câu 11 :

Phản ứng nào dưới đây có thể tạo được khí hiđro?

  • A

    Cu + HCl 

  • B

    CaO + H2

  • C

    Fe + H2SO4            

  • D

    CuO + HCl

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng tạo được khí hiđro là: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

 

Câu 12 :

Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

  • A

    Tính số gam KOH có trong 100 gam dung dịch.

     

  • B

    Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch.

  • C

    Tính số gam KOH có trong 1000 gam dung dịch.

  • D

    Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nồng độ mol là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

 

Lời giải chi tiết :

Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, ta cần tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch.

 

Câu 13 :

Cho các chất sau: CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Số muối là

 

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

=> Các muối là: FeSO4, CaSO4, CuCl2

 

Câu 14 :

Oxi phản ứng với nhóm chất nào dưới đây ?

  • A
    C, Cl2, Na. 
  • B
    C, C2H2, Cu.
  • C
    Na, C4H10, Au.
  • D
    Au, N2, Mg.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của oxi trong sgk hóa 8 – trang 81

Lời giải chi tiết :

A. Loại Cl2 không pư.

B. Thỏa mãn

PTHH minh họa: C + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2

C2H2 + 5/2O2  \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CO2 + H2O

2Cu + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2CuO

B, D. Loại Au không pư.

Câu 15 :

Công thức hóa học của axit sunfuhiđiric là:

  • A
    2S. 
  • B
    H2SO3.
  • C
    H2SO4
  • D
    H2SO2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cách gọi tên axit

a) axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hiđric

b) axit có oxi

- Axit có nhiều nguyên tử oxi:

Tên axit: axit + tên của phi kim + ic

- Axit có ít nguyên tử oxi:

Tên axit: axit+ tên phi kim + ơ

Lời giải chi tiết :

Công thức hóa học của axit sunfuhiđiric là H2S

Câu 16 :

Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Lời giải chi tiết :

Các chất thuộc loại axit là: H2SO4, HCl \( \to\) có 2 chất

Câu 17 :

Công thức Fe2O3 có tên gọi là gì?

 

  • A

    Sắt oxit. 

  • B

    Sắt (II) oxit. 

  • C

    Sắt (III) oxit.         

  • D

    Sắt từ oxit.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Fe là kim loại có nhiều hóa trị, hóa trị của Fe trong Fe2O3 là III

=> Công thức Fe2O3 có tên gọi là : sắt (III) oxit

 

Câu 18 :

Cho các bazơ sau: natri hiđroxit, bari hiđroxit, sắt (II) hiđroxit, đồng (II) hiđroxit, canxi hiđroxit, nhôm hiđroxit. Số các bazơ không tan trong nước là

 

  • A

    2. 

  • B

  • C

    4                             

  • D

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những bazơ không tan là:

+) sắt (II) hiđroxit : Fe(OH)2

+) đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2

+) nhôm hiđroxit: Al(OH)3

 

Câu 19 :

Phát biểu nào về ứng dụng của hiđrô là sai:

  • A
    Khí hiđrô dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, cho động cơ ô tô thay thế cho xăng, dùng trong đèn xì hàn cắt kim loại.
  • B
    Là nguồn nguyên liệu trong sản xuất ammoniac
  • C
     Dùng làm bình thở cho các thợ lặn dưới nước
  • D
    Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Người ta dùng khí oxi để cho vào các bình thở của thợ lặn dưới nước

Câu 20 :

Tính số gam kali clorat cầm thiết để điều chế được 48 gam khí oxi?

 

  • A

    183,75 gam

  • B

    122,5 gam

  • C

    147 gam                 

  • D

    196 gam.

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol khí oxi thu được

+) Viết PTHH => tính KClO3 cần dùng theo số mol oxi

 

 

Lời giải chi tiết :

Số mol khí oxi thu được là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{48}{32}=1,5\,mol$

PTHH:                 2KClO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KCl + 3O2

Tỉ lệ theo PT:        2mol                     3mol

Phản ứng:              1mol             ←   1,5mol

=> Khối lượng KClO3 cần dùng là: ${{m}_{KCl{{O}_{3}}}}=n.M=1.(39+35,5+16.3)=122,5\,gam$

 

Câu 21 :

Đốt cháy 33,6 gam Fe trong khí oxi thu được 48 gam oxit sắt. Tên gọi của oxit sắt là

  • A
    sắt oxit.
  • B
    sắt (II) oxit.
  • C
    sắt (III) oxit.
  • D
    sắt trioxit.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi công thức hợp chất là FexOy.

\(2xFe + y{O_2} \to 2F{e_x}{O_y}\)

ta có \(\dfrac{{{n_{Fe}}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y}\) ⟹ Công thức hợp chất

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,6 mol.

Áp dụng ĐLBTKL ⟹ msắt + moxi = moxit

⟹ moxi = moxit - msắt  = 48 – 33,6 = 14,4 gam.

⟹ \({n_{{O_2}}} = 0,45\)mol

Gọi CT là FexOy.

ta có \(\dfrac{{{n_{Fe}}}}{{{n_{{O_2}}}}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{{0,6}}{{0,45}} = \dfrac{{2x}}{y} \Rightarrow \dfrac{2}{3} = \dfrac{x}{y}\)

Vậy công thức của oxit sắt là Fe2O3 có tên gọi là sắt (III) oxit.

Câu 22 :

Hòa tan V lít khí SO3 (đktc) gam vào nước dư, thu được 49 gam H2SO4. Tính V

 

  • A

    11,2. 

  • B

    22,4. 

  • C

    16,8.                              

  • D

    19,6.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol H2SO4

+) Viết PTHH:  SO3 + H2O → H2SO4

=> tính số mol H2SO4 theo số mol SO3

Lời giải chi tiết :

Số mol H2SO4 là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{49}{98}=0,5\,mol$

PTHH:     SO3   +   H2O  →  H2SO4

Tỉ lệ PT:  1mol                       1mol

P/ứng:      0,5mol       ←         0,5mol

=> Thể tích khí SO3 phản ứng là: ${{V}_{S{{O}_{3}}}}=0,5.22,4=11,2$ lít

 

Câu 23 :

Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

 

  • A

    11,7 gam. 

  • B

    5,85 gam. 

  • C

    4,68 gam.                

  • D

    7,02 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O và xét tỉ lệ dư thừa

+) tính số mol NaCl theo số mol chát hết => khối lượng

 

Lời giải chi tiết :

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{HCl}}}{1}=0,2$ => HCl dư, NaOH phản ứng hết

=> tính số mol NaCl theo NaOH

PTHH:     NaOH   +   HCl → NaCl + H2O

Tỉ lệ PT:  1mol          1mol      1mol

P/ứng:      0,1mol        →         0,1mol

=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam

 

Câu 24 :

Ở 20oC, hòa tan m gam KNO3 vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa. Biết độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20oC là 42,105 gam. Giá trị của m là

 

  • A

    40. 

  • B

    44.

  • C

    42

  • D

    43.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Công thức tính độ tan: $S=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dm}}}.100=>{{m}_{ct}}=\frac{S.{{m}_{dm}}}{100}$

 

Lời giải chi tiết :

Công thức tính độ tan:

$S=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dm}}}.100=>{{m}_{ct}}=\frac{S.{{m}_{dm}}}{100}=\frac{42,105.95}{100}=40  gam$

Câu 25 :

Xác định nồng độ phần trăm  của 10 ml dung dịch HCl 10,81M có khối lượng riêng d=1,19 gam/ml

                                              

  • A
    33, 16%
  • B
    33,18%           
  • C
    46,16%                                  
  • D
     37%

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

10ml = 0,01 (lít)

Số mol của HCl là: nHCl = CM. V= 10,81. 0,01 = 0,1081(mol).

⟹ mHCl = 0,1081. 36,5 = 3,94565(g)

Khối lượng dung dịch HCl là: mdd HCl= V.d= 10. 1,19=11,9 (g)a

\(C\%  = \frac{{{m_{HCl}}}}{{{m_{{\rm{dd}}HCl}}}}.100\%  = \frac{{3,94565}}{{11,9}}.100\%  = 33,16\% \)

Câu 26 :

Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

 

  • A

    5,04 gam 

  • B

    1,078 gam 

  • C

    10,8 gam                 

  • D

    10 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: \({{n}_{CuC{{l}_{2}}}}~={{C}_{M}}.\text{ }V=0,2.0,4=0,08\text{ }mol\)

 

 

Lời giải chi tiết :

\({{n}_{CuC{{l}_{2}}}}~={{C}_{M}}.\text{ }V=0,2.0,4=0,08\text{ }mol\)

=> Khối lượng CuCl2 cần lấy là: \({{m}_{CuC{{l}_{2}}}}~=0,08.135=10,8\text{ }gam\)

 

Câu 27 :

Cho m1 gam dung dịch KNO3 5% vào m2 gam dung dịch KNO3 17% thu được 360 gam dung dịch KNO3 9%. Tính m1, m2

 

  • A

    m1 = 240 và m2 = 120. 

  • B

    m1 = 120 và m2 = 240.

     

  • C

    m1 = 180 và m2 = 180. 

  • D

    m1 = 140 và m2 = 220.

     

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng chất tan trong dd KNO3 5% và trong dd KNO3 17%

+) Tính tổng khối lượng chất tan theo m1 và m2

+) tính khối lượng chất tan trong 360 gam dd KNO3 9% => PT (1)

+) Tính khối lượng dung dịch KNO3 thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) => PT (2)

 

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng chất tan trong dd KNO3 5% là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}(1)}}=\frac{{{m}_{1}}.5\%}{100\%}=0,05.{{m}_{1}}$

Khối lượng chất tan trong dd KNO3 17% là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}(2)}}=\frac{{{m}_{2}}.17\%}{100\%}=0,17.{{m}_{2}}$

=> Tổng khối lượng chất tan là: ${{m}_{KN{{O}_{3}}}}={{m}_{KN{{O}_{3}}(1)}}+{{m}_{KN{{O}_{3}}(2)}}=0,05.{{m}_{1}}+0,17.{{m}_{2}}$

Mặt khác, 360 gam dd KNO3 9% chứa số gam chất tan là: mct = $\frac{360.9\%}{100\%}=32,4\,gam$

=> 0,05.m1 + 0,17.m2 = 32,4  (1)

Khối lượng dung dịch KNO3 thu được là: mdd = mdd (1) + mdd (2) = m1 + m2 = 360  (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ:

$\left\{ \begin{array}{l}0,05.{m_1} + {\rm{ }}0,17.{m_2} = {\rm{ }}32,4\\{m_1} +{m_2} = 360\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 240\\{m_2} = 120\end{array} \right.$

 

Câu 28 :

Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaHSO4 1M với 100 ml dung dịch NaOH 2M được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được chất rắn khan có khối lượng bao nhiêu? (Biết sơ đồ phản ứng: NaHSO4 + NaOH ---> Na2SO4 + H2O)

  • A

    14,2 gam. 

  • B

    18,2 gam. 

  • C

    4,0 gam.                  

  • D

    10,2 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaH\text{S}{{O}_{4}}}}}{1}$ và $\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}$ => chất hết, chất dư

=> tính số mol sản phẩm theo chất phản ứng hết

+) Chất rắn khan thu được sau phản ứng gồm sản phẩm và chất dư.

+) Viết PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

+) Tính số mol mỗi chất theo PT => khối lượng

+) mNaOH dư = mNaOH ban đầu – mNaOH phản ứng

+) mrắn khan  = ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{NaOH\,du}}$

Lời giải chi tiết :

${{n}_{NaHS{{O}_{4}}}}={{C}_{M}}.V=1.0,1=0,1\,mol$

${{n}_{NaOH}}={{C}_{M}}.V=2.0,1=0,2\,mol$

PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{NaH\text{S}{{O}_{4}}}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{NaOH}}}{1}=0,2$ => NaHSO4 phản ứng hết, NaOH còn dư

=> tính số mol sản phẩm theo NaHSO4; chất rắn khan thu được sau phản ứng gồm Na2SO4 và NaOH dư.

PTHH: NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O

Tỉ lệ PT: 1mol        1mol         1mol

P/ứng:    0,1mol → 0,1mol → 0,1mol

=> Khối lượng Na2SO4 sinh ra là: ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,1.142=14,2\,gam$

Khối lượng NaOH phản ứng là: mNaOH phản ứng = 0,1.40 = 4 gam

=> Khối lượng NaOH dư là: mNaOH dư = mNaOH ban đầu – mNaOH phản ứng = 0,2.40 – 4 = 4 gam

=> Khối lượng chất rắn khan thu được sau phản ứng là

mrắn khan  = ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}+{{m}_{NaOH\,du}}=14,2+4=18,2\,gam$

Câu 29 :

Cho 21,2 gam Na2CO3 vào 300 ml dung dịch H2SO4 1M (D = 1,5 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít CO2 (có phản ứng: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O). Tính C% của Na2SO4 trong dung dịch A

 

  • A

    5,65%. 

  • B

    6,03%. 

  • C

    6,14%.                    

  • D

    6,57%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết => tính toán phản ứng theo chất hết

+) Tính số mol Na2SO4 và CO2 => khối lượng

+) Tính khối lượng dung dịch H2SO4 trước phản ứng theo CT: m = D.V

+)  mdd sau pứ = mdd trước pứ - ${{m}_{C{{O}_{2}}}}$ => mdd sau pứ = ${{m}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$

 

Lời giải chi tiết :

Số mol Na2CO3 là: ${{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=\frac{21,2}{106}=0,2\,mol$

Số mol H2SO4 là: ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,3.1=0,3\,mol$

PTHH: Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 ↑ + H2O

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}}{1}=0,2\,mol<\frac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{1}=0,3$ => Na2CO3 phản ứng hết, H2SO4 còn dư

=> tính số mol các chất theo Na2CO3

Theo PTHH: ${{n}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}={{n}_{C{{O}_{2}}}}={{n}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}=0,2\,mol$

=> Khối lượng Na2SO4 tạo thành là: ${{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,2.142=28,4\,gam$

Khối lượng khí CO2 tạo thành là: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}=0,2.44=8,8\,gam$

Khối lượng dung dịch H2SO4 trước phản ứng là: ${{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=D.{{V}_{dd}}=1,5.300=450\,(gam)$

Vì phản ứng sinh ra khí CO2 => mdd sau pứ = mdd trước pứ - ${{m}_{C{{O}_{2}}}}$

=> mdd sau pứ = ${{m}_{N{{a}_{2}}C{{O}_{3}}}}+{{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}=21,2+450-8,8=462,4\,(gam)$

=> Nồng độ dd Na2SO4 là: $C\%=\frac{{{m}_{N{{a}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{{{m}_{dd\,sau\,pu}}}.100\%=\frac{28,4}{462,4}.100\%=6,14\%$

 

Câu 30 :

Trong phòng thí nghiệm có 1 lớp học có 6 nhóm học sinh cần điều chế O2 từ hóa chất KClO3 để làm thí nghiệm. Mỗi nhóm cần thu 2 bình khí oxi, mỗi bình chứa 280 ml. Khối lượng KClO3 cần dùng là bao nhiêu? Biết các khí đo được ở đktc.

  • A
    2,04 gam                            
  • B
    12,25 gam                           
  • C
    18,375 gam                       
  • D
    21,75 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH:  2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2

 

Vì 1 nhóm cần điều chế 2 bình khí O2 mà có tất cả 6 nhóm nên lượng O2 điều chế được là:

VO2 = 6× 2×0,28 = ? (lít). Từ đó tính được số mol O2

Dựa vào PTHH, tính mol KClO3 theo mol O2 và suy ra khối lượng.

Lời giải chi tiết :

280 ml = 0,28 lít

1 bình khí O2 có V = 0,28 lít

→ 2 bình khí O2 có V = 2×0,28 = 0,56 (lít)

Vì 1 nhóm cần điều chế 2 bình khí O2 mà có tất cả 6 nhóm nên lượng O2 điều chế được là:

VO2 = 6× 0,56 = 3,36 (lít).

→ Tổng số mol O2 ở đktc cần điều chế là: \({n_{{O_2}(dktc)}} = \frac{{{V_{{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15\,(mol)\)

          PTHH: 2KClO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2KCl + 3O2

Theo PTHH: cứ 2 mol KClO3 pư sinh ra 3 mol O2

                   Vậy x = ? mol pư sinh ra 0,15 mol O2

\( \Rightarrow x = \frac{{2.0,15}}{3} = 0,1\,(mol)\)

Tổng số gam KClO3 cả 6 nhóm cần lấy là: \({m_{KCl{O_3}}} = {n_{KCl{O_3}}} \times {M_{KCl{O_3}}} = 0,1 \times 122,5 = 12,25\,(g)\)

close